Nghệ thuật thuần dưỡng Khướu bổi (Phần 2)
Dù thuần dưỡng chim Khướu bổi trong lồng lớn, ta cũng nên để chim Khướu sống nơi yên tĩnh, vắng người qua lại ít ra cũng trong một vài tuần đầu.
Nuôi Khướu bổi phải chú trọng đến khâu thức ăn. Chim Khướu sống ngoài rừng chỉ ăn lạp, nó rất dễ ăn. Nay nuôi Khướu nhốt trong lồng chủ ý của người nuôi là co ép chim ăn loại thức ăn do mình pha chế. Thức ăn mỏi này không hợp khẩu vị với chim Khướu bổi, và không dễ gì ép buộc nó được.
Còn nuôi chim Khướu trong lồng nhỏ thì nên trùm kín áo lồng trong những ngày đầu. Sau đó ta hé áo lồng chim ra từ từ, mỗi ngày một ít để chim Khướu tập làm quen dần với cảnh trí xung quanh, vốn rất mới mẻ, lạ lẫm đối với nó. Phải cố tìm mọi cách để giữ cho chim Khướu bổi bớt sợ, như vậy chúng mới mau dạn.
Nếu nuôi theo cách bỏ liều, “mày không chịu ăn thì chết”, thì có thể chim chết thật! Tại vì một phần do nó quá sợ hãi, một phần gặp thức ăn lạ nên nó thà nhịn đói nhịn khát mà chết, chứ nó không chịu ăn uống một chút gì. Đó là thất bại đáng tiếc mà nhiều người nuôi chim Khướu bổi thiếu kinh nghiệm thường gặp.
Trong những ngày đầu, ta nên cho chim Khướu bổi ăn trứng kiến. Vì đó là loại thức ăn ưng ý nhất đối với nó. Nếu không có trứng kiến thì cho chim Khướu ăn sâu tươi, và cho ăn0020thêm cào cào. Bước đầu ta chỉ cần con chim ăn để sống mà quen dần với môi trưòng sống mới. Nếu kết quả được như vậy là coi như bước đầu nuôi chim bổi được thành công.
Giai đoạn thứ hai sau đó, ta trộn khoảng mười phần trăm tấm rang trộn trứng vào trứng kiến để cho chim Khướu tập ăn dần thức ăn mới. Có thể con Khướu bổi đủ khôn ngoan không chịu ăn tấm trong những ngày đầu của giai đoạn này, nhưng dù nó có né tránh cách nào thì cũng có một số ít tấm lẫn trong trứng kiến chui vào bao tử.
Chỉ đến khi Khướu bổi chịu đến cóng ăn tấm rang trộn trứng một cách thơm ngon thì mối lo của chủ nuôi coi như không còn nữa!
Những ngày kế tiếp, ta trộn tỷ lệ trứng kiến lại, và tăng lượng tấm rang trộn trứng cao dần lên… để cho Khướu bổi thích ứng dần với thức ăn mới.
Từ đó, thức ăn chính trong ngày của chim là tấm trộn trứng, có thường xuyên trong cóng thức ăn của Khướu, còn thức ăn đạm động vật như trứng kiến, cào cào, sâu tươi… chỉ ăn có bữa, ăn chút ít chứ không phải ăn cho no, như vậy cũng đủ giúp cho chim Khướu có nguồn thực phẩm bổ dưỡng để sung sức mà hót
Chẳng hạn vào mùa mưa, khi các cây lúa ngoài những cánh đồng no nước mà tươi tốt, thì mua một ngàn đồng có thể được vài trăm con cào cào. Nhưng qua mùa nắng, cào cào ít có nên một ngàn đồng chỉ có thể mua được vài ba chục con. Sâu tươi cũng vậy, lúc cào cào rỏ thì một lon, sâu tươi mua chỉ khoảng bốn ngàn, nhưng trong những tháng hút cào cào thì sâu tươi lên giá gấp ba, gấp bốn lần! Chẳng lẽ nuôi một con Khướu mà một tháng phải tốn đến năm hay chục ngàn bạc!
Ai nuôi chim cũng biết, những thứ đạm ăn phụ này khá đắt tiền. Nhất là gặp lúc “trái mùa” giá hán từ một có thể tăng lên gấp ba bốn lần…
Con Khướu sung hay không, ngoài thức ăn ra còn do ở sự chăm sóc của chủ nuôi. Thật ra, do chim Khướu dễ ăn, nên nuôi không phải là tốn kém đến như vậy. Khướu bổi lúc mới nuôi thì quá nhát, nhưng khi đã thuần rồi thì rất dạn người. Có những con Khướu bổi nuôi năm bảy năm thì chủ nuôi của nó có thể cho tay vào lồng để vuốt ve, và nó cứ đứng nguyên trên cầu mà đón nhận sự nựng nịu có vẻ thích thú nữa.
Chim Khướu bổi nuôi độ vài năm có thể thả được, nhưng để chắc chắn trong nhà nên nuôi một con chim Khướu mái đẻ giữ chân chim trống. Mỗi sáng có thể mở cửa lồng cho chim Khướu có thể bay ra vườn lúc nào tùy ý. Cả ngày nó cứ tha thẩn ở ngoài vườn tắm ở bờ aovà vũng nước. Lúc đói thì nó trở lại lồng để kiếm ăn. Chỉ tối lại, chờ Khướu vào ngủ ta sập cửa lồng xuống. Tuy Khướu đã dạn hơn nhưng không nên ngày nào cũng thả, vì nếu thả mãi nó sẽ trở nên nhát và sẽ trở lại lối sống tự do trước đây. Một tuần nên thả chim Khướu bổi ra một lần, và tốt nhất cũng nên để ý theo dõi.