Tổng hợp kiến thức về chim sâu

Tổng hợp kiến thức về chim sâu

Chào các bạn mới biết chơi, mình muốn chia sẽ ít suy nghĩ của mình cho anh em mới chơi chim sâu đầu đỏ. Sâu đầu đỏ thuộc họ chim sâu, hình dáng và kích thước nhỏ hơn so với một số loại chim thông thường, có tính cách nhanh nhẹn nhưng rất hung hăng. Do vậy, mình tạm thời chia cách chơi chim sâu thành 3 loại : ( đá , giải trí , mồi )
+ + + + + Về kinh nghiệm nuôi đá, mình chia sẽ anh em chút ít kinh nghiệm mà mình học hỏi được các tiền bối và ý kiến riêng của mình, anh em thấy thích hợp thì tham khảo:
1/ Những con chim đá thường lựa đặc điểm gì ?
Trả lời : Không cần biết chuyền hay bổi nhưng phải bự con, có ức nở, mỏ đinh, đầu chim và cặp chân thì phải to, mắt xéo (nếu có thể) là những yếu tố bên ngoài cần thiết có thể nhận biết sơ qua bằng mắt thường. Tuy nhiên, đa số dân đá chim vẫn thích lựa bổi hơn.
2/ Tính nết của những con chim đá ?
Trả lời : Phải là những con chim nhanh nhẹn, hung hăng. Và quan trọng nhất vẫn là độ lì đòn (mỗi con mỗi tính, thường chuyền ko lì bằng bổi)
3/ Các ưu điểm cần thiết trong khi đá :
Trả lời : bộ khóa thế và mỏ mổ, cách phá thế.
– Xét về bộ khóa : ở chim thường, phải quan sát kỷ ngón thế (ngón sau) phải bám chặt vào cầu loại nhỏ khi đứng cầu, thì khi sổ hay đá chim ta có thể thấy khóa đối phương thì khó có cơ hội để đối phương vũng vẩy ra được.
– Xét về tốc độ và lực mỏ mổ : cái này rất quan trọng trong việc gây sát thương cho chim đối phương, vì có nhiều con khi khóa thế chỉ nằm im ko biết sử dụng mỏ mổ dẫn đến thua cuộc, cái này có thể tập chim tăng cường lực và tốc độ bằng cách nuôi lồng to, và trám lồng: kẹp 2 lồng sát nhau để chim mổ (lưu ý: nếu có trám thì chim sẽ ê, đừng bao giờ ngày nào cũng trám nhé, khi trám ít nhất cũng phải 2-3 bữa để tập trám lại)
– Xét về phá thế : cái này thì mỗi con mỗi khác, nhưng kinh nghiệm được xem đá và đá nhiều chim sẽ càng có kinh nghiệm hơn như : lật chim khi bị khóa ngửa, lôi chim khi bị khóa chân và mỏ …
4/ Cách tập luyện cho chim đá :
Trả lời : cũng dợt như những con chim bình thường, nhưng chế độ mồi tươi và chế độ nắng rất quan trọng, mồi tươi thường chia 2 cử : sáng sớm và chiều trước khi chim đi ngủ, chỉ cho số lượng vừa đủ. Còn phơi nắng, thì nên tập từ nắng sớm dần dần chuyển sang nắng trưa, thời điểm quan trọng khi chim chịu nắng là từ 11g -> 1g trưa ( nhớ lúc nào cũng phải có nước trong cóng ). Nếu có điều kiện thì ko có gì ngần ngại kiếm bổi thả vào cho chim tập dợt các thế khóa và mổ mỏ, nếu chim chưa căng, có thể để sát lồng cho chim dí bổi tăng lửa.
5/ Chim đá có tật lộn mèo, đá tay thì ảnh hưởng ko ?
Trả lời : theo dân đá chim, chủ yếu là chim đá hay, chứ ko cần quan trọng về tật chim, chỉ sợ nhà nuôi nhiều loại chim khác nó nhìn thấy và bắt trước mà thôi. Có tật thì được nhưng thiếu móng, mắt thì tuyệt đối ko được, rất ảnh hưởng đến chim đá dù bất cứ ngón và mắt nào.
6/ Chim đá rồi thông thường khi nào đá lại được?
Trả lời : tùy con chim bị tang (thương) nhiều hay ít, thường khoảng 1 tuần, sau khi đá phải cho chim nghỉ ngơi nơi ít có tiếng chim và cho chim tắm nước muối trong ngày hay ngày sau để xả tang.
7/ Chim đá thua có nuôi lại được ko ?
Trả lời: theo một số tiền bối đi trước, thì có thể nuôi lại, nhưng sẽ bị vết tì giống như đá trúng huyệt lúc trước làm nó chạy hoặc hình dáng, giọng hót nó giống con chim đá thắng chim mình. Do vậy, phải nuôi lại rất lâu để chim có thể quên đi được các vết tì như thế. ( cái này mình chỉ tham khảo thôi )
+ + + + + Còn về nuôi chim giải trí : chủ yếu là hót và đấu bình thường thì cứ nuôi chế độ bình thường, mình cũng ko nhấn sâu nhiều về vấn đề này.
+ + + + + Mình chia sẽ kinh nghiệm của riêng mình để ae nào có ý tưởng muốn dựng con chim mình thành mồi thì tham khảo những câu hỏi theo thứ tự để biết thêm:
1/ Nhiều bạn hỏi muốn dựng chim lên mồi bắt đầu từ đâu ?
Trả lời : bất cứ con chim nào (bổi, chuyền, chim con) cũng có thể dựng thành mồi được chủ yếu là nhanh hay chậm ở mỗi con chim mà thôi.
2/ Một con chim muốn dựng mồi thì phải làm sao ?
Trả lời : Thì trước mắt con chim phải thật căng lửa ( giọng to rõ, cự chim mạnh ) là những con chim đưa vào diện ưu tiên để dựng thành chim mồi.
3/ Sau khi tìm được con chim để dựng làm mồi bước tiếp theo là sao ?
Trả lời : Sau khi sở hữu con chim ở bước 2 thì mình chắn chắn bạn sẽ tin tưởng vào con chim, nhưng đừng bỏ qua bước 3 là tập lụp cho e nó. Hãy cho e nó quen với ngôi nhà lụp của mình. Và quan trọng, rảnh rổi lúc nào thì bạn cứ giở lụp cho sập, để chim thật sự quen với cái lụp của bạn và ko bị hoảng thì thử rừng.
4/ Sau khi chim quen lụp thì bước tiếp theo làm gì ?
Trả lời : Hoàn thành bước thứ 3 thì ko gì ngại ngùng bạn đem con chim yêu quý của bạn thử với chim ngoài. Quan trọng là đừng bao giờ bỏ con chim bạn bơ vơ với con bổi bên ngoài, hãy ngồi cách nó khoảng cách ngắn, trong trường hợp này sẽ có 2 hướng :
– Chim bạn đấu hót lại với bổi bên ngoài thì tỷ lệ thành công của con chim này dựng lên thành con mồi là 80% rồi đó chúc mừng bạn. Nhưng dù chim bạn hay cỡ nào thì cũng ko cho con bổi tiếp xúc quá gần với con chim của bạn, khi con bổi lại gần bạn cứ đứng lên và đuổi con bổi ra xa. Vì bạn nên nhớ chim bạn chỉ mới chiến binh mới chứ ko phải là mồi thực thụ.
– Chim bạn mà rút hình im lặng, hoặc tung lồng loạn xạ thì tốt nhất bạn nên đóng áo lụp và đem chim về. Không có gì phải nản cả hãy từ từ vì không có con chim nào không đấu cả sớm hay muộn mà thôi hãy để e nó tiếp xúc với con chim rừng từ từ. Hẹn con chim rừng tháng sau thử lại bạn nhé.
5/ Chim đã chịu đấu hót với chim rừng thì sao nữa ?
Trả lời : chim của bạn qua được bước 4 rồi. Thì ít nhiều gì nó cũng là 1 tân bình rùi đó bạn. Sau một thời gian tập đấu hót với chim bổi thì hãy cho e nó thu phục chiến binh đầu tiên. Bước này bạn vẫn phải ở gần con chim mình đừng để nó bơ vơ nhé nhưng cũng phải đủ khoảng cách để con bổi nhảy lụp gần quá bổi cũng sợ.
– Nếu dính lụp con chim cắn, thì để nó cắn 1 hồi với thành quả của nó ngày hum nay, nhưng đừng để nó cắn hả hê quá, bắt chim bổi ra để con chim mồi thêm tức giận. Thôi đi về thôi, bước đầu như vậy đã quá thành công rùi.
– Nếu dính lụp con chim của bạn đứng qua 1 bên hót, Cũng thành công lun rồi. Có nhiều con có nết bổi nhảy nó ko cắn đứng dạt qua 1 bên hót. Lúc này là lúc bạn thật nhẹ nhàng ko gì phải hấp tấp làm sao cho con chim bạn tự tin, tháo bổi để chim bạn ko hoảng nhé. Thế đủ rùi, bữa sau tập tiếp.
– Nếu chim bạn tung lụp hoảng khi dính bổi, thì nhanh hết cở tháo bổi ra. Trùm lồng đi về, Chim mới ko nên để hoảng quá lâu khi dính bổi sẽ để lại nó kỷ niệm đó.
6/ Chim đã có chiến tích rùi phải làm sao ?
Trả lời : Cứ thế mà đi tập dợt, giản khoảng cách giữa bạn và chim, cho chim bạn bắt bổi từ từ thôi, đừng quá ép chim. Và chúc mừng bạn đã có 1 con mồi rồi đó. Lâu năm nó sẽ thành mồi lão luyện mà thôi 
————————–————————–————————–————————–———
Còn đây là mình sưu tầm bên Hội chim sâu Q7 nói về các bệnh thường gặp ở chim do admin Sang Nguyenvan biên soạn :
Các loại bệnh thường gặp các loại chim và cách chữa trị
1 bệnh thường gặp ” nóng trong người”
Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu như gặp trường hợp này, ta có thể hái mầm liễu ( ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, bắt nhện cho chim sâu ăn để “hạ hỏa” cho chim; cũng có thể giảm bớt khẩu phần ăn có mỡ và nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy ¼ viên berberin tức khoảnh 1g hòa với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn. Ngoài ra vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc, vệ sinh chuồng, thức ăn, nước uống và chống muỗi cắn cho chim, chúng ta nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như chim ăn ngũ cốc ăn rau răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi, và ngô tươi; cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve v.v…Với cách này ta cũng có thể tăng cường sức đề kháng cho chim
2.Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim
Phần đuôi chim có một tuyến nhờn – đó là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh v.v…đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim bị mắc bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưng mủ. Khi phát hiện ra chim có bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau:
– Dùng cồn iôt khử trùng tuyến nhờn.
– Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nàonhinf thấy máu tươi là được)
– Bôi cồn iôt một lần nữa vào chỗ đau của chim.
Sau khi làm các động tác trên, ta nên cho chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có chất bổ, sau một thời gian, chim sẽ khỏi bênh.
3.Chữa các bệnh về chân cho chim
Chim nuôi trong lồng, chân thường dễ bị vật nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chăng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao nhọn lấy mủ ra tiêp đó dùng nước muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặcdungf dung dịch thuốc tím 0,1%(pêmăngnát kali) rủa sạch vết thương, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là đuợc.
4.Diệt ký sinh trùng làm hại chim
Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da, thậm chí hút cả máu chim. Để phòng ngừa ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm hại hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim ta có thể nhúng lồng chim qua nước sôi già. Đối với nhũng chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) rắc vào lông chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào phía trong). Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.
5.Phòng chứng béo phì ở chim
Chim nhốt trong lồng thời gian dài, ít vận động, lại ăn nhiều thức ăn có mỡ, nhiều chất đạm nên rất dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng béo phì, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, ca múa, hô hấp khó khăn,có con trong khi nhảy nhót, đột ngọt chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tình trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim vận động và cố kéo dài thời gian hoạt động cho chim
6.Chữa bệnh dạ dày cho chim
Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống phải nước bẩn đều dẫn đến bị viêm dạ dày.Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phan dính đặc, có màu vàng trắng ,mùi hôi. Nếu không chữa trị kịp thợi chim sẽ die. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị bệnh viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chịm sạch sẽ. Với nhũng con chim bị bệnh,cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp, ít gió, mỗi ngày cho uống 0,2 đến 1mg thuốc kiết lị hòa với nước đườn. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra người ta còn cho vào trong thức ăn của chim một lượng bột than gỗ để bột than gỗ hút bớt chất độc trong dạ dày chim.
7.Chữa cảm và viêm phổi cho chim
Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh, chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Số lượng chết do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau
Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng.
Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng.
Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.
Hòa nước đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.
————————–————————–————————–————————–——-
Còn đây là bài viết của admin Khương Khương Tdm chủ hội chim Sâu – Thủ Dầu Một.
Để góp phần đẩy mạnh phong trào sdd đi lên và phát triển hơn ,
Mình xin được chia sẻ với tất cả ae trong hội chim sâu nói chung và TXTDM nói riêng , và cũng để cho những ae đã và đang đam mê về dòng chim này có kinh nghiệm và chăm sóc cho chú chim yêu quí của mình
$ Khái quát về : Chim sâu đầu đỏ
+ Chim sâu đầu đỏ là một loài chim lá thuộc chi Dicaeum trong họ Chim sâu ( VIỆT NAM gọi chung là chim chích bông ). Nó là loài đặc hữu của Indonesia. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới rừng ngập mặn cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Và được phân bố rộng rãi ở miền nam ( VIỆT NAM )
Chim sâu đầu đỏ ngày càng được anh em chơi nhiều vì nó hót hay, chơi đẹp, giá tương đối rẻ và đặc biệt là đi bẫy lúc rãnh rỗi.
+ Mình xin hướng dẫn anh em cách nuôi sâu đầu đỏ mồi hiệu quả nhất.
1.Chọn chim sâu đầu đỏ
Để có chú chim sâu đầu đỏ mồi hay cần phải xét các yếu tố bên ngoài như : Chim tướng dài đòn, đầu và đuôi chim phải cân bằng ,đầu chim to , chứ đừng lấy chim đầu tròn, vì loại này không dữ. Chọn những chú chim mắt sâu, phía trên mí mắt càng đưa ra ngoài càng tốt, không nên lấy chim mắt lồi nhé. Ngoài ra cần xem chim nhảy, bay có bị tật lỗi gì không, móng, mỏ ok thì bắt. Nếu xác định nuôi sâu đầu đỏ làm mồi thì nên chọn chim chuyền, chim chuyền mép chim còn màu vàng và đuôi chưa có sợi đuôi lau, loại này càng nuôi càng dữ. Cách chọn chim thì vậy chứ hiếm có em nào hội tụ đủ hết những ưu điểm đó đâu. Chỉ cần anh em kiếm 1 chú có đôi mắt sâu như mình nói trên là được rồi.
2. Nuôi chim sâu đầu đỏ thành mồi
Chim mồi nên nuôi nó từ nhỏ đến lớn trong lồng bẫy để cho chim quen lụp từ nhỏ . Nên tập cho em nó ăn cám trứng cho quen, vì ăn sâu nhiều quá cũng không tốt. Nên kiếm cho em nó một chú chim mái treo bên cho nó luôn có lửa, không ít thì nhiều. không nên đem dợt bậy bạ vì chim còn non. Nếu muốn dợt thì nên kiếm mấy em chuyền mà dợt, đừng đụng với mấy em thâm niên tuổi lồng. tuổi này mà bị bể thì khó vực lắm.
chim sâu đầu đỏ.
+Cách nuôi chim non lên :
Đễ nuôi chim sâu đầu đỏ con chưa biết ăn tốt nhất là bạn nên mua cào cào non, loại dành cho khuyên đó, mua về mà đút nó ăn. Sau khi tự ăn được rồi thì các bạn lấy sâu trộn chung với bột đậu xanh trộn trứng ( thức ăn của chim vành khuyên ) để vào cho em nó. Cho ăn cào cào thì nhớ nhúng nước nhé để chim được tiếp thêm nước, tránh tình trạng chết khát.
Anh em nên thường xuyên tiếp xúc với em nó. đễ coi em nó có cần gì không mà tiếp tế nhé câu này nói đùa mà thực tế là vậy đó. Chim non thường cần rất nhiều năng lượng nên thức ăn tiêu hóa rất nhanh, có thể bạn phải đút 1 ngày trên 10 lần đó. Thời gian nuôi chim non khoảng từ ngày nở đến 25 ngày sau lả chim non bay được rồi . khoảng 30 đến 35 ngày là chim tự ăn mạnh rồi , bạn không còn lo lắng gì nhiều cho em nó trong thời gian này nữa đâu.
+Cách nuôi chim bổi :
Đầu tiên nên trùm áo lồng em nó , trong đó bỏ sâu nước đầy đủ . Chim sâu là giống chim không quá khó thuần dưỡng , độ khoảng vài ngày sau ta hé áo lồng lên một chút, để cho chim sâu quen dần với cảnh vật và môi trường mới
Sau đó bạn nên bỏ vào đó 3 cóng, 1 cóng nước 2 cái còn lại nên bỏ mỗi cái 50% sâu 50% cám chung vô ,cái nào cũng vậy. Nuôi nuôi như vậy trong vòng 1 tuần , em nó vào cám như vào sâu liền lúc này đã chích chích được vài tiếng rồi đó. nhớ đừng nuôi gần chim thuộc nhé. nên để gần lồng mái. nghe mái chép thường xuyên. bảo đảm 10 ngày em nó chơi như máy liền .
3. Thức ăn dành cho sâu đầu đỏ
Bản chất của sâu đầu đỏ là ăn các loại sâu, nhưng không nên lạm dụng sâu quá nhiều, vì sâu quy thực chất rất nóng, ăn nhiều sẽ không tốt cho chim. Mỗi ngày chỉ cho chim ăn khoảng 1/3 cóng thôi ,loại cóng cho chim nhỏ như chim khuyên . Cộng thêm khoảng vài chú cào cào non và 1 ít trứng kiến, quan trọng nhất vẫn là cám . Đây là loại thực phẩm chính cho chim, nên các thứ còn lại chỉ là ăn để giữ lửa thôi.
4.Huấn luyện sâu đầu đỏ mồi
Khi hết thời gian chuyền , lúc này chim của bạn đã trổ trống . Bạn nên đem chim ra rừng chơi, vẫn đem theo chim mái ,để 2 lục trống mái gần nhau. Chú chim của bạn sẽ được em mái thúc sung mỗi khi chim rừng về. Sau 1 thời gian thấy chim trống đã thực sự dữ , bắt đầu từ bây giờ bỏ chim mái. ( đễ dành thúc mấy em rừng đánh được) cho em nó đi đánh thường xuyên.
Nhưng bạn nên nhớ vẫn không thể đem chim đi dợt ở mấy tụ điểm được đâu. muốn dợt cũng được nhưng thời gian đầu nên che áo lụp lại đừng cho em nó thấy mặt nhau, chỉ cho hót đấu thôi. Từ từ chim quen hãy bỏ áo lụp ra chơi nhé.
————————–————————–————————–————————–——–
Còn đây là bài viết hay của a Nhật Ký hiện là admin của Trang Chim Sâu,Chim hút mật.
Mình viết thêm về cách chăm sóc chim sâu xanh , sâu đỏ …. để anh em có thể chăm sóc và hạn chế những điều đáng tiếc xảy ra cho chú chim quý của mình…..
** Cách chăm sóc chim bổi :
– Mua ở tiệm và chim mình bẩy dính dc ( nếu bẩy dính bỏ vào túi gút khoảng 02 giờ thì nên cho chim uống nước trước khi thả chim vao lồng )
– chuẩn bị lồng nuôi chim : kiểm tra nan lồng xem có chắc chắn ko? mua keo 502 về chấm kỷ những nan lồng , giúp lồng cứng cáp hơn , va chim sẻ ko bị sứt móng khi kẹt vào nan lồng .
– 03 cái cóng : 01 dùng làm cong nước dùng cho chim đủ ưống 01 ngày , đừng dùng cóng bự wa chim sẻ tắm cóng và ỉa vào cóng , chim uống vào sẻ dể bệnh .
– 02 cóng còn lại trộn bôt với sâu chung ( tỉ lệ 3-7 va 7-3 ) vay mới đủ lương sâu va bột cho chim ăn hết ngày ( nhìu sâu wa sâu se ăn het bột va ỉa vào chung làm chim ko ăn dc , như vậy chim sẻ rất mau an bột – khoảng 3 ngày la bít ăn )
— nếu chim đả biết ăn bột , thì để sâu riêng , bột riêng ….. cóng bột đừng để kế cóng nước …chim uống nước văng qua làm hư bột…
– 1 áo trùm lồng : lựa loại vải mỏng để đủ ánh sáng cho chim ăn uống ( nếu nhà rộng ít người thì mở 100% áo, nhà nhìu người thi che 50% áo lồng ) máng chim nơi co ánh sáng , ít gió …. treo ngoai nắng wa chim sẻ mất nước và chết .
——- khoảng 3 giờ kiểm tra xem chim có ăn uống gì ko?
nếu chim ko chịu ăn , thì bỏ cào cào va trứng kiến vào xem chim có ăn ko? ( nhúng it nước với bột tâp cho chim ăn bột lun .
nếu chim vẩn ko ăn thì nên đem chim thả , vì nuôi nó củng chết ah…( co nhiu con chim rừng ko bít ăn sâu gạo …chim sâu gì kỳ thế ko bít ăn sâu …hehehe )
– mỗi ngày nên thay nước cho chim sạch sẻ , vi chim ăn rồi uống nước , bột sẽ rớt vào cóng làm hư nước .
– hãy cho chim ăn loại bột mà mình tin tưởng , đừng thay đổi bôt hoài chim sẻ sốc bột mất lửa và rớt lông.
– ko dc nhốt chim chung lồng với nhau, chim sẻ cắn nhau va ko dám ăn uống …hâu quả >>> lên đường
** Cách phòng ngừa chim lộn ( cái này hay bị lắm nè )
chim sâu rất lanh lợi và năng động , nên hay nhảy nhót ko chiu đứng yên , nếu chung ta ko để ý cách bố trí chim sẻ lộn và rất khó trị …. nếu bị nặng wa chim sẻ …. ( đứng trên cầu xoay vòng vòng như diển xiếc ..hic hic , bỏ vào lụp thì nó lăn vòng vòng …. nhìn nó chắc lăn ra đất mà cười )
– chọn lồng cao , gắn cầu bằng hoặc cao hơn cửa một chút ( dễ sang chim wa lồng khác ) , phia trên nên gắn một cầu nhỏ cho chim nhảy lên nhảy xuống ( nếu lồng rộng và gắn cầu cao chim sẻ ngước lên và nhảy bám nóc lồng và tập lộn )
– ko nên máng gần nhửng con bít lộn , vì nó sẻ bắt chước ….
** Cách nuôi cho chim mau dạn :
– tuyêt đối ko dc bắt chim nhổ lông ( tốt nhất đừng bắt nó, nó thấy nguy hiểm và xem bạn la kẻ thù , nó mà gặp là nhảy um sùm , no củng nhớ dai lam .. )
– tắm nhìu sẻ giúp chim mau dạn
– nêu chim đả ăn bột , máng chim xuống thấp gần nhìu người , chim nhảy mệt se ít nhảy lai , và rất mau dạn ( vì nó bít ko ai làm hại nó )
– phai cho chim an uống đầy đủ ( cho ăn riết nó sẻ wen chủ )
– thường xuyên chăm sóc nó.
** Cách chăm sóc để chim ko bị hư :
—– đừng trộn nhìu sâu khô wa , chim bi sốc rớt lông , sình lông , xấu hoắc ….
—– đừng kè kiếng nhìu , chim đá vào kiếng sẻ ê mỏ , gảy mỏ …
—– phơi nắng nhìu chim bi suy.
** Chăm sóc tốt lúc thay lông sẻ giúp chim chơi tốt ở mùa đó :
— trùm áo , giup chim ko nhảy nhìu và hư đuôi
— ko cho ăn sâu khô
— giảm bớt sâu tươi ( chim se ít sung , tap trung nuôi lông tốt hơn )
— cho ăn nhìu cào cào , trứng kiến , dế …. chim mát thay lông rất tốt
— xong lông hoàn chỉnh mới cho chim chơi lại , nếu chơi sớm ko đủ lửa bị chim khác dập wa chim sẻ bể , hoảng sợ , sẻ bị vết tỳ …dù xong lông căn lửa lại chim củng ko chơi tốt.
** Han chế chim chết bất ngờ :
– đừng treo chim ra sớm wa ( khoảng 6h30 la tốt ) , tối trước 17h30 , vi thời gian đó gió rất nhìu …nhớ trùm áo. vi trúng gió độc thì gà vịt củng lên đường ( nhiu anh em ko hỉu tại sao )
– cho ăn cào cào củng phải cẩn thân …chim ăn mắc nghẹn và trúng thuốc xịt cỏ …
– ko dc tắm lúc trời mưa , có gió nhìu wa…
– phơi nắng gắt lâu wa rồi cho chim tắm liền cung rất nguy hiểm .
Hãy xem chim như một người bạn , chim sẻ mang đến những niềm vui cho bạn….. đừng nóng giận , chán nản …mà hảy hỏi mình đả nuôi đúng cách chưa…. thân chào anh em.
————————–————————–————————–————————–——–
Còn đây là của admin Danh Phan của trang Chim Sâu Hộ Chí Minh:
** Nay mình xin chia sẻ cách thuần sâu đầu đỏ nhanh và hiệu quả nhất mà mình đã áp dụng cho đàn chim nhà mình.Chim sâu đầu đỏ là loài chim tương đối nhanh dạn người,nên việc thuần cũng nhanh hơn các loại chim khác.Việc thuần chim sâu tùy theo thời gian rãnh của anh em mà nhanh hay chậm,khoảng 3 – 6 tháng là đã dạn rồi..
+Đối với anh em rãnh rỗi :
Thời gian đầu treo chim quá đầu người sau hạ dần xuống và bỏ ngay trên đất (chú ý mèo), chờ cho đến khi chim thật đói lấy cào cào non trên tay, hoặc thả xuống bố lồng chim sẽ xơi ngay trước mặt bạn (chú ý kẻo chết đói đó nha). Sau 4-6 tháng là chim tương đối dạn dĩ.
+Đối với anh em bận rộn :
Thời gian đầu trùm kín áo lồng để nơi vắng vẻ; 03 ngày sau hé dần áo lồng lên cho đến khi hoàn tất. Sau đó chuyển chim đến nơi có nhiều người qua lại và hạ dần độ cao xuống (mất khoảng 8-12 tháng) không kể thời gian chim thay lông nha. Bạn đã có 1 chú sâu tương đối thuần để chơi với bạn bè rồi đấy.
Khi chim mới bẫy về hay mới mua ở cửa hàng anh em chuẩn bị sẵn 01 chiếc lồng có áo trùm kín, 03 cóng; trong đó: 01 cóng nước sạch, 02 cóng chứa sâu tươi. Cầu đậu phải thuận tiện cho việc ăn của các em nó.
Anh em cho chim vào lồng đã bố trí thức ăn và nước, treo vào nơi yên tỉnh, thoáng, ít gió,để chim nghỉ nghơi và lấy lại tinh thần.
Sau khoảng 4h đồng hồ thì chim đã tương đối bình tĩnh lại và đã đói.Anh em mở áo lồng ra để kiểm tra,nếu thấy sâu vơi đi chứng tỏ em nó đã ăn thì chắc chắn chim sẽ sống.
Thường xuyên làm công tác hậu cần tiếp thức ăn, nước uống cho các em.
Sau 02 ngày, bắt đầu mở 1/3 áo lồng, vẫn treo nguyên vị trí cũ, tránh di chuyển.
Ngày kế tiếp, vén thêm 1/2 áo lồng.
Ngày kế tiếp, vén thêm 3/4 áo lồng.
Một tuần sau, vén hẳn áo lồng lên, chim vẫn để nguyên vị trí cũ.
Sau 04 ngày, chim ăn luống bình thường, anh em mới bắt đầu trộn cám với sâu hoặc trứng kiến chung 01 cóng; để các em quen dần mùi cám (trong thời gian này không được thay đổi loại cám đang dùng).
Sau đó anh em bớt đi 01 cóng sâu và thay vào đó là cám. Dần dần chim sẽ quen và không còn chết nữa.Sau khoảng 2 tuần thì chim đã lấy lại tinh thần,chịu ăn cám,thì anh em áp dụng cách thuần như trên là chim sẽ nhanh dạn,chúc anh em vui vẻ
**Chim sâu đầu đỏ ngày càng được anh em chơi nhiều vì nó hót hay, chơi đẹp, giá tương đối rẻ và đặc biệt là đi bẫy lúc rãnh rỗi.Mình xin hướng dẫn anh em cách nuôi sâu đầu đỏ mồi hiệu quả nhất.
1.Chọn chim sâu đầu đỏ
Để có chú chim sâu đầu đỏ mồi hay cần phải xét các yếu tố bên ngoài như : Chim tướng dài đòn, đầu và đuôi chim phải cân bằng ,đầu chim to , hình elip mới tốt. ( Khi bạn nhìn bên mặt chim thấy đầu chim dài ,không tròn như hình elip là được) chứ đừng lấy chim đầu tròn, vì loại này không dữ. Chọn những chú chim mắt sâu, phía trên mí mắt càng đưa ra ngoài càng tốt, không nên lấy chim mắt lồi nhé. Ngoài ra cần xem chim nhảy, bay có bị tật lỗi gì không, móng, mỏ ok thì bắt. Nếu xác định nuôi sâu đầu đỏ làm mồi thì nên chọn chim chuyền, chim chuyền mép chim còn màu vàng và đuôi chưa có sợi đuôi lau, loại này càng nuôi càng dữ. Cách chọn chim thì vậy chứ hiếm có em nào hội tụ đủ hết những ưu điểm đó đâu. Chỉ cần anh em kiếm 1 chú có đôi mắt sâu như mình nói trên là được rồi.
2. Nuôi chim sâu đầu đỏ thành mồi
Chim mồi nên nuôi nó từ nhỏ đến lớn trong lồng bẫy để cho chim quen lụp từ nhỏ . Nên tập cho em nó ăn cám trứng cho quen, vì ăn sâu nhiều quá cũng không tốt. Nên kiếm cho em nó một chú chim mái treo bên cho nó luôn có lửa, không ít thì nhiều. không nên đem dợt bậy bạ vì chim còn non. Nếu muốn dợt thì nên kiếm mấy em chuyền mà dợt, đừng đụng với mấy em thâm niên tuổi lồng. tuổi này mà bị bể thì khó vực lắm.
3. Thức ăn dành cho sâu đầu đỏ
Bản chất của sâu đầu đỏ là ăn các loại sâu, nhưng không nên lạm dụng sâu quá nhiều, vì sâu quy thực chất rất nóng, ăn nhiều sẽ không tốt cho chim. Mỗi ngày chỉ cho chim ăn khoảng 1/3 cóng thôi ,loại cóng cho chim nhỏ như chim khuyên . Cộng thêm khoảng vài chú cào cào non và 1 ít trứng kiến, quan trọng nhất vẫn là cám . Đây là loại thực phẩm chính cho chim, nên các thứ còn lại chỉ là ăn để giữ lửa thôi.
4.Huấn luyện sâu đầu đỏ mồi
Khi hết thời gian chuyền , lúc này chim của bạn đã trổ trống . Bạn nên đem chim ra rừng chơi, vẫn đem theo chim mái ,để 2 lục trống mái gần nhau. Chú chim của bạn sẽ được em mái thúc sung mỗi khi chim rừng về. Sau 1 thời gian thấy chim trống đã thực sự dữ , bắt đầu từ bây giờ bỏ chim mái. ( đễ dành thúc mấy em rừng đánh được) cho em nó đi đánh thường xuyên.
Nhưng bạn nên nhớ vẫn không thể đem chim đi dợt ở mấy tụ điểm được đâu. muốn dợt cũng được nhưng thời gian đầu nên che áo lụp lại đừng cho em nó thấy mặt nhau, chỉ cho hót đấu thôi. Từ từ chim quen hãy bỏ áo lụp ra chơi nhé.
Đây chỉ là kinh nghiệm vốn có do mình sưu tầm và thực tế của mình mà thôi. Các bạn cứ tham khảo nếu thích hợp thì áp dụng nhé.
Chúc các bạn thành công.
P/s :
– Không có con chim nào ko hót, vấn đề là con chim hót nhanh hay chậm mà thôi 
– Con chim có phải gọi là cọp hay không cũng do mỗi con chim, nếu là cọp thì lên rất nhanh, còn nếu ko thì nuôi chậm từ từ nó cũng đấu 
Chơi chim dưỡng trí, vấn đề các bạn có đủ kiên nhẩn nuôi được con chim ko thì hoàn toàn do các bạn.