Cách phân biệt và chăm sóc chim vành khuyên

Cách phân biệt và chăm sóc chim vành khuyên

1 cách phân biệt chim khuyên trống mái:

*Phân biệt khuyên bằng tiếng kêu:

+ Khuyên trống thì có nhiều loại tiếng gọi: gọi đôi , gọi đơn , gọi giật . Khuyên mái thì chỉ có một tiếng gọi là tiếng đơn . Khuyên trống âm thường đanh hơn , khuyên mái thì âm ko đanh và tiếng rất cộc. Khuyên trống tiếng kêu có âm vực cao cuối tiếng, mái thì tiếng kêu tắt dần.
+ Mùa chim đi theo đôi nếu con nào mà cứ kêu creee creee, chạy giậm chân trên cầu rồi bành bành cái cổ, xòe xòe cái cánh là con đực đang ve mái.

+ Chim hót chuyện là trống (100%)
– Phân biệt theo vóc dáng :
+ Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới banh ra và chân cao.
+ Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.
– Phân biệt theo phong thái: con đực thường có dáng đứng cao hơn con mái, chân đứng con trống hình chữ V úp ngược, con mái đứng gần như song song. Chim trống thường đứng vị trí cao hơn chim mái (nếu nhốt chung), hay bay nhảy và kêu nhiều hơn chim mái.
*Phân biệt theo màu sắc hình thể
mầu sắc sặc sỡ chim khuyên trống chính là yếm vàng ở cổ luôn có màu váng cháy hơn con mái,
– sắc xanh trên lưng cũng đậm và tươi hơn chim mái.đầu chim đục luôn phương hơn đầu chim mái ( trán chim đực phẳng hơn, còn chim mái thì trán hơi gồ hơn chim đực )
– thân chim đực cũng trường hơn,ức nở và tròn trịa hay còn gọi là mình trắm( còn chim mái thì ngược lại,ức bè thân ngắn hơn, phần yếm vàng ở cổ màu nhạt hơn)
– nếu tinh ý sẽ thấy mắt của chim trống sẽ lồi hơn,
– quầng mắt cũng tròn hơn mắt của chim mái,
– cổ chim trống tuy dài hơn nhg nở nang và cân đối với đôi vai rộng.còn chim mái thì cổ ngắn và kô cân đối.
– lấy một cái lồng ,mở cửa lồng ra ốp xát 2cửa lồng vối nhau,con nào bay sang trước thì bắt,thường những con chim đực nhanh hơn những con chim cái,
-Thổi bụng : Con đực thì lỗ đít vừa nhọn lại vừa cao–người ta gọi là thổi tu và xem lông tơ( phần xát với xương lưỡi hái)
-chim đực thông thường nhiều con có vệt vàng kéo dài dưới bụng (có 1 số con khuyên không có )

2 cách chăm sóc khuyên đúng cách:

– Trước hết là chế độ nuôi chim xuống lông : 

Trong thời kì này , chim yếu và thường ăn ít hơn , vì thế cái chính là làm thế nào để chim ăn nhiều và các biện pháp đề phòng gió máy.

+Để chim ăn nhiều thì trước hết phải tăng cường hoa quả (loại chim rất thích ăn ) và đạm tươi (châu chấu , cào cào và sâu )
+Để đề phòng gió máy thì nên để những nơi có độ ẩm cao. yên tĩnh và trùm khăn lồng lại , hạn chề việc tiếp xúc với chim và không cho tắm nhiều
– Chế độ nuôi chim mọc lông :

Khi chú chim mọc lông , nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao đáng kể , vì vậy chúng ta cần bổ xung mạnh mẽ vào thời điểm này , cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh) , tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm 1 chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn , vào thời điểm này chúng ta bắt đầu cho chim tắm nắng và tăng số lần cho chim tăm nước trong 1 tuân lên . Khi chim bắt đầu lên lông trở lại cũng có nghĩa là chúng bắt đầu có lửa . Tuy nhiên giai đoạn này chúng ta không nên cho chim ở cạnh những chú khác căng quá vì nó sẽ ốp con của nhà mình , và sẽ ảnh hưởng đến tương lai của nó .
Chế độ nuôi chim khi chưa căng : KHoảng 1 tháng sau khi mọc lông là quãng thời gian chim chưa căng lửa , thời kì này có thể nói là nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng , tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để kick chim có lửa chính vì thế chúng ta nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như : bột tép , đường , bột sâu khô ( cái này cho ít thôi nhé vì nóng quá)…v…v…. Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim , cho ăn rất ít hoặc có thể ko cho ăn cũng được . Khi những chú chim sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa .
-Chế độ nuôi chim khi căng lửa : theo mình đây mới là thời gian nuôi khó nhất . Chúng ta sẽ có 2 mục cần quan tâm ở thời kì này đó là dinh dưỡng và chế độ đi dượt .
+ Về dinh dưỡng : chim căng lửa cần tiêu thụ một lượng năng lượng rất lớn cho việc hót , nếu để ý các bạn có thể thấy khi chim căng lửa chúng thường ăn ít hơn , vì thế các thành phần của cám phải thật hợp lí với nhu cầu của từng con . Lấy 1
ví dụ là con chim nhà mình : khi căng lửa mình thường tăng lượng trứng và bột tép (có thể vì nó phù hợp với chú nhà mình ). Mình không dám đưa bất cứ một chi tiết gì về thành phần của cám ở thời điểm này vì mỗi chú chim một khác , hi vọng mọi người sẽ tìm ra những bài cám phù hợp với mình . Chú ý nên để ý chim nóng quá thường có dấu hiệu dựt lông (cám kich’ và tác hại của cám kich’). 
+Về chế độ đi dượt: Theo một số anh em có kinh nghiệm nuôi lâu . Trong tuần thời đi dượt không nên cho chim đi quá nhiều . 2-3 lần 1 tuần .. Khi chim lên giàn , nên để ngoài rìa trước cho chim quen không khí . một thời gian sau nên cho lại gần hơn , chú ý khi gặp con nào quá máu lửa thì nên di cư chim nhà mình đi ngay nhé . Khi bắt đầu quen với viêc lên giàn thì có thể nói chúng ta đã có 1 chú chim để chơi thật sự

Cách vào cám và chăm sóc khuyên:

Khi đã chọn được chim ưng ý bạn nên mua cho chim 1 chiếc lồng tiêu chuẩn là loại lồng có đường kính đáy 21cm, chiều cao tính từ đáy lên nóc lồng 35cm, lồng có 48 – 50 nan chỉ sử dụng tối đa 2 cóng thức ăn 1 ống thủy tinh đựng nước nắp ở ngoài lồng. Nên sử dụng đĩa CD hoặc miếng nhựa trong được gắn vững chắc lên đỉnh lồng ở phía trong có tác dụng ngăn cho chim nhảy lộn (Chim càng hay càng có nhiều tật ngoái tiện lộn)
Để chim vào cám các bạn nên mua chuối tây bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ bóp với cám đậu xanh trứng gà (Cách làm cám sẽ được viết vào mục sau) có thể cho thêm Sâu Quy, Sâu gạo, hoặc Châu chấu non (nhớ bỏ càng) cho chim ăn như vậy sau 3 ngày bạn từ từ giảm bớt chuối, sâu, châu chấu đến khi còn cám không (thời gian khoảng 10 ngày). Những ngày này chim còn yếu hay hoảng loạn bạn nên treo chim ở chỗ cao yên tĩnh, tránh nắng, gió.
Sau 13 ngày bạn đã có 1 con chim mộc đã biết ăn cám và sức khỏe tạm ổn định. Bạn mới bắt đầu chuyển sang cách thuần dưỡng chim.
1. Bạn nên chọn chỗ treo chim nơi đông người qua lại khoảng cách treo ngang mặt người.
2. Hàng ngày bạn dành cho chim khoảng nửa tiếng vào lúc chiều tối để ôm chim vào lòng hai tay thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ vào lồng. Sau 15 ngày bạn đã có 1 con chim mộc thuần.
Về phần dưỡng bạn nên cho chim 1 cóng cám đủ ăn trong khoảng 1 -2 ngày (sau hết ngày thứ 2 nếu chim ăn không hết nên đổ bỏ để tránh mốc cám) buổi sáng khoảng 5 con sâu, buổi chiều khoảng 4h cho tiếp 5 con. Nếu không có sâu bạn có thể thay bằng châu chấu. Hai ngày bạn cho ăn 1/2 lát chuối tây mỏng khoảng 1/2cm (có thể thay bằng các loại hoa quả khác được nhưng những loại thay thế phải mang tính ôn ấm), cách 1 ngày cho chim tắm 1 lần.
Nếu sử dụng loại cám có chất lượng tốt tôi đảm bảo sau 3 tháng bạn có 1 con chim líu khá hay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *