LOÀI VẸT CÓ BIẾT SẺ CHIA?
LIỆU LOÀI VẸT CÓ THÍCH SẺ CHIA?
Chúng ta không cần tiến hành nghiên cứu cũng biết rằng việc bảo bọn trẻ con chia sẻ – cho dù là đồ chơi, đồ ăn nhẹ hay một cuốn sách yêu thích – cũng như một thử thách vậy; hãy hỏi các vị phụ huynh thì sẽ biết! Nhưng trẻ em cuối cùng thì cũng sẽ hiểu về điều ấy thôi. Thật thú vị là, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng khi lớn lên, hầu hết bọn chúng thậm chí còn có xu hướng chia sẻ cốt là để tránh sự bất bình đẳng nam – nữ.
Sự sẻ chia có vẻ rất ít phổ biến ở động vật linh trưởng không có họ hàng với con người chúng ta, và nếu có thì cũng chỉ xảy ra trong một số điều kiện khá cụ thể. Vậy còn những sinh vật mà không phải là động vật linh trưởng thì sao? Các nghiên cứu gần đây của chúng tôi cho thấy rằng loài vẹt xám châu Phi cũng có thể tham gia vào các hành vi chia sẻ.
Những sinh viên của tôi và tôi đã bắt đầu quan tâm đến khả năng này, vì sự chia sẻ giữa những loài vẹt với nhau thường không xảy ra trong tự nhiên. Ví dụ, trong một cặp giao phối, các loài vẹt thường chia sẻ thức ăn hoặc rỉa lông cho nhau, và thường không liên quan đến việc sẵn sàng rỉa lông nhau. Chúng tôi cũng biết rằng, trong tự nhiên, một con vẹt duy nhất cũng không thể tồn tại một mình, bởi vì nó không thể vừa tìm kiếm thức ăn vừa cảnh giác với các động vật ăn thịt. Như vậy, vẹt sống theo đàn thường canh gác cho nhau, một con chim đậu trên một cành cây để quan sát canh phòng kẻ săn mồi trong khi những con khác ăn thức ăn. Nó có thể không hoàn toàn dựa trên nền tảng “ăn miếng trả miếng”, nhưng chúng chia sẻ hành vi đó, bởi vì một con vẹt không phải lúc nào cũng làm lính gác. Nguyên tắc là bây giờ có thể đang là lượt của tôi, nhưng rồi cũng sẽ đến lượt của anh mà thôi.
Chúng tôi đã tiến hành hai thí nghiệm khác nhau để xem liệu con vẹt xám châu Phi Griffin có sẵn sàng chia sẻ với những người giảng viên và người chăm sóc mình hay không. Trong thí nghiệm đầu tiên, Griffin và con người, làm việc ở những cặp (từng đôi một), thay phiên nhau chọn một trong bốn ly màu khác nhau với những kết quả khác nhau: rỗng (trống không, không khen thưởng), ích kỷ (giữ phần thưởng cho chính mình), chia sẻ (chia sẻ một phần), hay ban tặng (tặng phần thưởng cho những con khác). Những người tham gia gồm ba giảng viên khác nhau với những ý định cụ thể khác nhau (ích kỷ, cho đi, hoặc sao chép hành vi của vẹt). Trong tình huống đó, chú vẹt Griffin đã sẵn sàng chia sẻ một phần thưởng với một người sẵn sàng từ bỏ thưởng của mình (lưu ý rằng nó đã không chỉ đơn giản là sao chép của con người và bỏ phần thưởng của mình, mà còn sẵn sàng chia sẻ), đã đối xử ích kỷ với người cũng tỏ ra ích kỷ, nhưng chỉ hướng đến việc chia sẻ với con người bắt chước.
Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng chú vẹt Griffin không có khả năng để hiểu được tình huống bắt chước hoàn toàn – mà có khả năng nó đã tối đa hóa phần thưởng bằng cách chọn để chia sẻ – mà chỉ là một hệ quả của việc xem hành vi của người bắt chước của mình là thất thường so với những con người luôn ích kỷ hoặc luôn cho đi và do đó không nhận ra rằng nó đã thực sự được nhân đôi. Chúng tôi đã nêu ý tưởng rằng các thử nghiệm bắt chước sau đó sẽ được thực hiện như là một thử nghiệm riêng biệt, mà không bị mâu thuẫn với những thử nghiệm mà trong đó con người đã hành động một cách nhất quán, để xác định xem kết quả có thể khác nhau hay không. Hiện chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm, và thấy rằng chú vẹt Griffin phản ứng lại theo cách mà chúng tôi đoán rằng nó phản ứng ngẫu nhiên thích hợp. Nghiên cứu mới này cũng cho thấy rằng các loài vẹt như Griffin có khả năng suy nghĩ trước và hiểu rằng hành động của chúng trong tương lai gần sẽ ảnh hưởng đến hành động của những đối tác con người của họ trong tương lai như thế nào.
Đáng chú ý, trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, Griffin đã không chỉ đơn giản là bắt chước những gì mà sinh viên của tôi đang làm; nó không hào phóng, như người sinh viên, nhưng sẵn sàng chia sẻ những gì có vẻ như là phần thưởng phụ trong cốc màu xanh lá cây. Trên thực tế, ông đã nói, “Nếu bạn sẵn sàng cho tôi một cái gì đó, tôi sẵn sàng chia sẻ với bạn.” Rõ ràng là nó đang tối đa hóa phần thưởng của mình. Trong thí nghiệm thứ hai, nó hiểu rằng nếu bây giờ nó chia sẻ, thì sau đó sinh viên của tôi sẽ chia sẻ lại.
Mặc dù nó đã không bắt đầu cuộc thử nghiệm thứ hai bằng cách chia sẻ một cách hết sức hào phóng như trong thí nghiệm thứ nhất với cả 2 sinh viên, nhưng một lúc sau, nó đã hiểu, ở một mức độ đáng kinh ngạc, rằng nó sẽ thực sự có được một phần thưởng tốt hơn bằng cách chọn các cốc màu xanh lá cây – và chia sẻ phần thưởng đó. Đó là chưa nói Griffin đã không thỉnh thoảng chọn ly hồng ngay cả vào cuối cuộc thử nghiệm (điều mà đã thu hút nó bằng lợi ích trước mắt giống nhau), nhưng nó biết rằng mỗi khi nó chọn màu hồng nó sẽ nhận được một phần quà, nên sau đó trong vòng tiếp theo, nó đã không lặp lại, và do đó, nó lại tiếp tục chia sẻ. Điều thú vị là, thậm chí ngay từ đầu, nó rất hiếm khi chọn một trong hai cốc màu cam hoặc tím, dường như nó vẫn nhớ lại những gì họ thể hiện trong nhiều tháng đã trôi qua giữa các cuộc thí nghiệm.
Lưu ý rằng để thành công đối với Griffin, điều quan trọng là chúng tôi đã tách ra khỏi cái gọi là những lượt “bắt chước” từ những người khác, nơi các sinh viên tất cả đều hành động hoặc là ích kỷ hoặc là hào phóng. Mặc dù có thể nó đã dần dần hiểu được mối liên hệ giữa hành động của mình và sự bắt chước của sinh viên trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, nhưng chắc chắn nó đã có một lần dễ dàng hơn khi các thử nghiệm được tiến hành độc lập và dự đoán là rõ ràng hơn.