Chim yến hót – một thú chơi tao nhã
Các bạn chơi chim yến Kanari thân mến!
Mình mở thêm Topic này để ace (anh chị em) cùng bàn bạc xem nuôi và chơi yến hót như thế nào nhé. Mình muốn topic này chia làm hai phần: Phần đầu chúng ta cùn bàn về kỹ thuật nuôi chim yến hót nhằm giúp các bạn mới tiếp xúc, mơi chơi chim yên nắm được những kiến thức và kỹ thuật cơ bản để nuôi được những con chim yến Kanari sống mạnh khỏe, cho chúng ta sản phẩm là tiếng hót tuyệt vời của nó.Phần hai sẽ bàn về nghệ thuật chơi yến hót và tính văn hóa của nghệ thuật chơi chim.
Nếu các bạn đồng ý như vậy mình sẽ cố gắng trình bày những kinh nghiệm bản thân trong quá trình nuôi chim yến hót Kanari từ năm 1980 đến nay để giúp các bạn mới chơicó được những kiên thức cần thiết nhất, cơ bản nhất như một sự nhập môn của nghề chơi này. Cũng xin phép các bạn đã chơi lâu năm và nhiều kinh nghiệm, mình làm việc này đối với các bạn chắc là nhạt nhẽo lắm và xem như đánh trống qua cửa nhà sấm, chỉ hy vọng nó giúp ích chút gì cho ace mới chơi còn bỡ ngỡ. Mong các bạn bớt chút thời gian cùng thảo luận để mọi người cùng chơi vui vẻ. Chúng ta bắt đầu nhé.
Bài 1
ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHIM YẾN HÓT CANARI
Có lẽ con chim yến hót đã vào Việt Nam ta lâu lắm rồi, vì thế trong Truyện Kiều cụ Nguyên Du đã viết rằng:
“Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến oanh”
Trong bài về mẫu Liễu Hạnh cũng có đoạn như sau:
“ Cảnh như vẽ
Gió hây hây
Hoa đào mỉm miệng liễu giương mày
Trong bụi oanh vàng kêu ríu rít
Đầu nhà én (yến) đỏ hót hay”
Tuy nhiên trong nhiều tài liệu hiện nay người ta cho rằng quê hương của chim yến hót ở đảo Canaries thuộc Đại Tây dương và đảo Acores thuộc nước Bồ Đào Nha, mới du nhập vào Việt Nam chừng 100 năm nay.
Chim yến hót thuộc nhóm chim nhỏ, ăn hạt nhưng cũng ăn những chế phẩm từ động, thực vật như bôt trứng, sâu và côn trùng nhỏ. Chiều dài từ đầu mỏ đến chót đuôi từ 16 đến 18cm, cao từ 6 đến 8 cm, nặng 28 đến 35g. Bộ lông nguyên thủy màu xanh xám loang lổ, trong quá trình từ thế kỷ 16 đến nay người ta đã lại tạo được những giống yến có màu lông rất đẹp, tập trung vào 4 màu chính là vàng, đỏ, trắng và xanh. Từ bốn màu này nhiều nhà nuôi yến lại lai tạo ra Isavel, Agad, hoàng tuyết (hoàng phủ), đỏ tuyết (đỏ phủ)…nói tóm lại về sự mong ước lai tạo ra được những giống yến có màu sắc đẹp chưa dừng lại.
Do được thuần hóa nhiều thế hệ nên chim yến có một vài đặc điểm tâm, sinh lý đã thay đổi nhiều so với chim hoang dã:
-Tâm lý ổn định, ko sợ người vì thế chim yến ko có khái niệm chim mộc, chim thuần.
-Chất lông chim yến có độ thấm nước cao hơn chim hoang rất nhiều.Chúng ta cần nắm vững đặc điểm này để có phương án tắm nước phù hợp cho chim yến trong những thời kỳ thời tiết có biến động để tránh vô tình gây bệnh cho chim.
-Sức chịu rét kém tổ tiên của chúng rất nhiều vì đã sống quá lâu ở miền nhiệt đới.
-Chim yến dễ mắc bệnh hơn chim hoang.
-Màu lông dễ bạc nếu ko có chế độ chăm sóc hợp lý.
Đó là năm đặc điểm mà bất cứ bạn nào cũng có thể nhận ra sau một thời gian nuôi yến hót.
Bài này tạm dừng ở đây nhé. Các bạn nên đọc tham khảo bài của các bác:
* BlackCanary
-Thức ăn hàng ngày cho yến.
-Cách làm cám cho yến hót.
* Hưng Canari
– Đôi điều về chim yến
* ngoctuan
– Từ chim hoang dã thành chim yến nhà
Bác nào tâm huyết với loài chịm yến hót xin hãy vào cùng thảo luận chia sẻ với mọi người.
Bài sau chúng ta bàn về “thức ăn và chế độ dinh dưỡng cho chim yến” nhé.
Thân ái chào ace!