Nuôi Chim Thạch Yến

Nuôi Chim Thạch Yến

[​IMG]
xin bổ sung thêm vài hiểu biết riêng để các bạn thích nuôi Thạch yến tham khảo:
Các loại có nuôi tại VN:
Gồm 3 loại: Thạch yến vàng, Thạch yến xám và Thạch yến lai tạo từ TY vàng+TY xám.
Thạch yến lai: không phân biệt được trống/mái qua màu sắc
TY xám và TY lai chỉ phân biệt được qua tiếng hót: chỉ chim trống mới hót to và dài, chim tơ chưa ra giọng không phân biệt được.
TY lai chưa biết có màu sắc nào khác không? Chứ ngnghai đã từng ghép 1 con TY vàng trống với 1 con TY xám mái thành công liên tiếp 5 lứa chim lai. Cứ khoảng 30 ngày(12 ngày ấp,10 ngày chim bố mẹ đút,8 ngày xả hơi) 1 lứa, mỗi lứa 3 con. Hình thứ 3 là hình con chim lai còn giữ lại nuôi đến bây giờ.
TY lai hiếm thấy nhập về hơn, cũng có sắc lông như hình 3 nhưng to hơn.
Chọn chim đẹp/hay:
Chỉ chim trưởng thành đã thay lông mới có bộ lông đẹp.Nói chung chim trên 10 tháng tuổi mới có bộ lông đẹp và hót hay.Nếu chim khoẻ thì sắc lông và giọng hót con nào cũng gần giống nhau. Bởi vậy, đẹp và hay tuỳ vào cái tướng và cái nết của chim.
Trước hết, nói về cái tướng. Loài chim Thạch yến, con naò cũng có cái đầu rất nhỏ- nên con nào mình thon đuôi dài thì trông nó cân đối và đẹp hơn. Và nói chung loài chim này càng nhỏ con thì càng quí.
Còn cái nết thì con nào dạn người, dạn miệng, có thể mang đi chơi như chim khuyên thì là con hay.
Cách chăm sóc:
Đây là loài chim rất dễ nuôi. Dễ chăm sóc hơn canary nhiều.Còn chất hoang dã nên TY chịu được nắng và mưa gió trong aviary. Thức ăn chủ yếu là hạt kê,salat và khoáng chất. Thỉnh thoảng nó cũng thích nhăm nhi(nhả lại xác) sâu gạo và đùi cào cào.Trong aviary, thấy nó còn ăn cả chuối- nhất là trong thời kỳ bón cho chim con.Màu vàng bẩm sinh của TY vàng không phụ thuộc vào việc có hay không có cho chim ăn trứng!
Để có những chú chim dạn, cần tách chim con khỏi chim bố mẹ lúc khoảng 10 ngày tuổi- nhưng mất công bón chúng tiếp khoảng 10 ngày đến khi chúng tự ăn được.Thức bón cho chúng là kê bóc vỏ trộn với salat và kê bóc vỏ trộn với lòng đỏ trứng(Trộn sẳn bỏ tủ lạnh,khi xài lấy ra thêm tí nước,rồi dùng que tăm bón từng 2-3 hạt cho chim con).
Nuôi chơi, TY phổ biến được nuôi trong lồng nhỏ như lồng khoen hay lớn hơn một tí. Tiện gần gũi với chim, cũng như mang chim đi chơi.
Nếu tập, chim có thể biết qua lồng tắm để tắm- lông sẽ mướt và ốp sát đẹp hơn.
Như nuôi các loài chim khác, cần vệ sinh lồng và treo ngoài nắng một lúc mỗi ngày thì rất tốt.
Nuôi chim đẻ:
Chưa có kinh nghiệm, chỉ cảm nhận một điều là TY là loài chim có thể đẻ khoẻ nhiều lần trong năm, mỗi lần 3 trứng. Trứng lớn bằng nửa trứng canary và như vậyTY mới nở chỉ bằng nửa con canary mới nở thôi.Chim non bé tí như vậy.Và nhìn cách chim mẹ đứng trong tổ sao cho không dẫm đạp lên con, cũng như cách chim mẹ kiên nhẩn gục đầu chờ con ngóc đầu há mồm để bón- thì biết TY nuôi con rất giỏi.
Có thể chuẩn bị ổ đẻ cho TY như cho canary, nhưng cở tổ bằng nửa tổ canary thôi.Cần cung cấp cỏ khô và bông gòn để chim bố mẹ tha về làm tổ.
Ở VN chưa có nhiều người thử nuôi TY đẻ.Và nếu có thử thì thường chỉ có 1 cặp để thử. Thành công đến nay thật hiếm hoi. Thấy chim bắt cặp, đẻ trứng và ấp trứng bình thường- nhưng trứng không bao giờ có cồ!!! Suy ra vấn đề con giống là rất quan trọng ở TY- mà cho đến nay vì giá thành cao, số lượng chim ít, đa số chim nhập về là chim trống để nuôi chơi thôi nên còn khó đối với ai muốn nuôi chim đẻ! Có người cho rằng các con chim nhập vào đều đã bị sử lý hormone nên trứng không cồ. Tôi thì không nghĩ như vậy, vì không lẽ muốn độc quyền, người ta lại làm trò này sao?! Có nhiều loài chim quí hơn, người ta không làm, tại sao lại chọn TY để làm ?!

Thạch yến vàng (Green Singing Finch – Serinus mozambicus)
Thạch yến xám (Serinus serinus)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *