Yến con khi đã phân biệt được trống mái người ta bắt nuôi riêng theo dõi tập thể. Trống nuôi chung với trống, mái nuôi chung với mái. Đến chừng năm sáu tháng tuổi chúng đã bắt đầu động đực, ta có thể ghép đôi cho chúng.
Việc ghép đôi có thể thực hiện theo hai cách:
– Chọn một trống một mái vừa ý cho chúng sống chung một lồng: cách này giản tiện nhưng kết quả thường chậm. Hai anh chị phải mất một thời gian dài để làm quen với nhau, có khi phải mất ba tháng là thường.
– Nhốt chim trống (dang sung) ở ngăn kế bên, khi trống cất tiếng hót mà chim mái như kẻ bị “hớp hồn” đứng xổm trên cầu đậu lắng nghe là biểu hiện nó đã “chịu” con trống đó. Bắt mái và trống đó ghép đôi thì chỉ vài hôm mái sẽ chịu cồ và thụ thai.
Ngược lại, nếu chim trống hót mà chim mái tỏ ra dửng dưng, không thèm quan tâm chú ý thì nếu ghép hai con vào với nhau, mái sẽ đánh đuổi chim trống và hung hăng phá t hat O ^ 2 Trong trường hợp này, một là ta thay trống khác, cho đến khi nào được con mái ưng ý mới thôi, hai là phải chờ đến chu kỳ động đực của chim mái thì lúc đó dù gặp trống nào nó cũng dễ dãi chấp nhận.
Chắc quí vị cũng thừa biết, tiếng hót của chim trống là lời tỏ tình thiết tha đối với chim mái. Nhưng, thực tế không phải lời tỏ tình nào cũng giống như lời tỏ tình nào, vì có con trống hót hay, có con hót dở. Chỉ có giọng hót 100 du dương nào hợp với chim mái mới được nàng chấp nhận mà thôi.
Có nhiều người cần thận chờ cho cặp mái nào quá sung sức, tự bắt cặp với nhau, mới tách ra làm đôi cho chịu trống.
Cách này cũng hay, nhưng phải tách cách nào cho kịp lúc, vì để trễ sẽ gây ra những phiền phức khó lòng cứu vẫn, đôi khi làm hư cả cặp chim.
Nếu hai mái (nhốt chung tập thể) đã lỡ bắt cặp với nhau như vợ chồng thì ta nên thận trọng trong việc tách ra để “gả” chồng cho chúng
– Nếu cặp mái chung sống này có một con đã rớt trứng (tất nhiên trứng không cồ) thì ta cứ mặc cho nó ấp đủ 13 ngày. Sau đó tách con mái kia ra và thả chim trống vào, con mái đẻ sẽ khứng chịu. Mái kia bắt nuôi riêng để ghép với trống khác. Tất nhiên, mái này không dễ dàng chấp nhận con trống ghép chung, ta chỉ còn cách chờ đến thời kỳ động đực của nó mới dễ dàng ghép đôi cho nó được
– Có thể nhốt cả hai con mái chung một lồng lớn, nhưng phải đặt hai ổ để sát nhau. Hai mái sẽ dành hai ổ và chịu chung một trống. Chúng vẫn sống hòa thuận với nhau, con nào để vào ổ nấy, tự ấp và tự nuôi con, vẫn cho kết quả tốt.
Xin lưu ý là một chim trống đủ sức phối được ba chim mái trong một mùa.
Trong việc ghép đôi chim Yến hót, thực tế cho thấy chim trống thường dễ dãi, gần như gặp mái nào cũng khứng chịu, chỉ có chim mái thường khó tính mà thôi. Chỉ khi nào đúng vào giai đoạn động đực, cần trông phủ, mái mới tỏ ra dễ tính, còn trong trường hợp khác thì mái chỉ chấp nhận những con trống nào có giọng hốt gây cho nó sự thích thú cực độ thì mãi mới chịu mà thôi. Trong trường hợp này, tinh ý một chút ta phát hiện ra ngay: chim mái tỏ ra ngây ngô ngờ nghệch, đứng xổm trên cần đậu lắng nghe trống hót, chứ không bay nhảy một cách “vô tư” như trước đó.
Nếu chủ nuôi làm cái việc “ép duyên”, thả đại chim trống mà mái không chịu vào lồng thì chim mái hung hăng đánh đuổi chim trống, đồng thời nó phá tổ, vứt các vật liệu bên trong ra ngoài… Nhưng, nếu qua cơn sóng gió đó mà chim trống vẫn tỏ ra “lì đòn” vẫn xông vào tán tỉnh, thì vẫn có cơ may trong vài ngày sau, chim mái lại đổi ý, chấp nhận con trống.
Có nhiều nghệ nhân lợi dụng tính ý khác thường của Yến hót mái, nên vẫn khéo léo “ép duyên” được dễ dàng: họ đặt một cái lồng bên trong nhốt con chim trống và con mái ưng ý, và trong tay họ cầm sẵn một con trống khác mà họ muốn ghép (nhưng mái không chịu). Chờ chim trống trong lồng cất tiếng hót lên khiến con mái ngây ngất ngồi xổm trên cần đậu chờ đợi, thì nhanh tay họ thả con trống cầm trên tay vào, đồng thời đem cái lồng (có con trống mà mái ưng ý) ra xa… Thế là việc ghép đôi được hoàn tất, mái sẵn sàng chịu cồ, và kết quả thai thường mỹ mãn…
Việc làm tráo đổi này nên thực hiện khéo léo mới đánh lừa được chim mái. Nhờ đó mà ta mới thực hiện được việc ghép đôi theo đúng ý muốn của mình.
Chim Yến hót để có mùa, thường khởi đầu sau mùa thay lông, khoảng tháng ba hằng năm. Chim để liên tục sáu bảy lứa theo thời gian còn lại, nhưng với người biết nuôi chim Yến hót, thì chỉ hạn chế lứa đẻ lại chừng ba đến bốn lứa trong một năm mà thôi. Có như vậy mới bảo vệ được sức khỏe cho chim giống.
Tuy vậy, với người hám lợi trước mắt thì lại cho chim phối ngẫu tùy hứng, khai thác tối đa, và tất nhiên cuối cùng sự thất lợi cũng dễ dàng thấy rõ. Những lứa “vớt vát sau thường thì trứng thiếu cồ, hoặc chim con bị chết yểu trong ổ…
Chu kỳ sinh sản của chim Yến hót trong năm chỉ vỏn vẹn từ ba tháng rưỡi đến bốn tháng. Nếu chu kỳ diễn biến tốt đẹp, thời tiết thích hợp thì suốt mùa sinh sản của chim được diễn tiến thuận lợi. Ngược lại, nếu chu kỳ gặp nhiều bất trắc như thời tiết trở xấu, mưa bão bất thường, thì mọi việc sẽ xấu theo.
Ta phải lưu ý đến những tác nhân góp phần ảnh hưởng đến sự diễn tiến cho việc phối ngẫu của chim như:
– Thời tiết: Nếu như khí hậu ôn hòa, mát mẻ, không nóng lắm mà cũng không quá lạnh, thì sự sinh sản của mùa chim được tốt lành. Ngược lại, nếu trời quá nóng hoặc quá lạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến chim mẹ và cả chim con. Những trận mưa giông làm cho mái sợ hãi bay ra khỏi ổ không chịu ấp trứng, khiến trứng bị lạnh, chết cồ, dù sau này chim mái có trở lại ấp tiếp cũng đã hư ổ trứng.
– Chu kỳ trăng đầy trăng khuyết cũng ảnh hưởng đến việc sinh sản của Yến hót. Trong thời kỳ trăng đầy mà chim chịu trống thì trứng có đủ cồ. Ngược lại, trong thời kỳ trăng khuyết, trứng chim lại thiếu cồ. Đó là điều ai chịu để ý sẽ nhận thấy rõ.
– Trong mùa xuân, chim mái thường đẻ trứng không đúng ngày, khoan nhặt bất thường, có khi để cách nhật, có khi ngưng đẻ trứng thứ ba, có khi đẻ khó mà chết. Nếu không chết, do bị đau chim không chịu vào ổ ấp nữa. Đây cũng coi như là một thất bại cho chủ nuôi.
– Vào mùa lạnh, số trứng để nuôi lứa thường không được nhiều, độ vào ba trứng chim mái đã ấp. Nếu thời tiết quá lạnh, mái thường bỏ ổ không ấp khiến ổ trứng bị hư Nhiều con bị kẹt trứng, do trứng không ra khỏi ống dầu nên chim mẹ bị chết, có trường hợp bị nâng, nuôi chỉ mập phì ra không sinh sản nữa.
– Thức ăn cung cấp cho Yến hót mỗi ngày cũng đóng vai trò quan trọng cho mùa sinh sản. Thức ăn mà thiếu chất béo như mỡ, trứng, tinh bột thì trống mái đều yếu sức, dẫn đến việc trứng thiếu cồ, có khi cả ổ trứng chỉ toàn là trứng trong veo, không có phôi thai.
Vì vậy, người nuôi Yến hót có nhiều kinh nghiệm không bao giờ vội vã đánh giá sự tốt xấu của một cặp chim. Họ phải hiểu đến những nguyên nhân sâu xa, đến điều kiện khách quan tác động từ bên ngoài ra sao. Nói cách khác, họ cần tìm hiểu những tác nhân nào đã gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh sản của đôi chim đó.
Ngay thời tiết không thôi cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc sinh sản của Yến hót:
– Nếu thời tiết ôn hòa (ấm áp) sẽ cho kết quả hơn 50 phần trăm.
– Nếu thời tiết bất thường như quá lạnh, mưa bão sẽ gây nhiều tai biến, có khi hư cả ổ trứng, có khi gây tử vong cho chim mẹ. Trống cũng suy yếu, đạp mái không cồ….
– Nói đến tác nhân ảnh hưởng đến việc sinh sản của Yến hót phần lớn còn do ở… con người gây ra. Chẳng hạn:
– Vô tình quấy rầy chim chim đang ấp mà ta cứ tò mò kiểm soát ổ trứng gặp chim mái nhất hoặc khó tính, có thể bỏ ổ không ấp nữa.
– Mái đang nuôi con ta cũng không nên quấy rầy ổ con của chúng. Nếu cứ nhấc lên nhấc xuống coi hoài, chim mẹ vì ham con có thể tỏ ra hung hản, đôi khi cắn mổ con hoặc ghẻ lạnh với con. Trong trường hợp đeo vòng vào chân chim con cũng nên cẩn thận, phải để tâm theo dõi trong một vài ngày đầu, vì chim mẹ thấy điều khác lạ nên mổ vào vòng gây thương tật ở chân chim con. Khi đeo vòng cho chim con, ta phải rửa tay thật sạch.
Ổ chim con thường bị dơ, khi cần thay ổ khác thì xin nhớ dùng ổ mới có hình dáng tương tự với ổ cũ, và nhất là vật liệu bên trong để lót ổ phải cùng một thứ vật liệu với ổ cũ để chim mẹ khỏi bị sốc. Nếu để cho chim mẹ phát giác được sự khác lạ này, nhiều con sẽ bỏ ổ, không đút mồi cho con nữa.
– Khi múc trứng ra khỏi ổ cũng nên cẩn thận. Chim mái đẻ các trứng thứ nhất, thứ hai, thứ ba, khi vừa đẻ xong là chủ nuôi thường lấy trứng ra cất vào một nơi mát mẻ, và thay vào một trứng giả (bằng simili, có bán ngoài thị trường) để cho chim khỏi bị sốc mà để tiếp. Khi chim để sang trứng thứ tư thì chủ nuôi mới đặt ba trứng thật kia vào chim ấp. Làm theo cách này, chim con sẽ nở ra một lượt, và lớn đều một lứa dễ nuôi… Trứng Yến hót vốn nhỏ và mỏng manh phải “nâng như nâng trứng” mới khỏi vỡ. Nên dùng muỗng nhỏ để lấy trứng thật ra, và liền ngay đó phải thế trứng giả vào. Việc làm này cần phải diễn ra nhanh, gọn và khéo léo, tránh cho chim mẹ phát giác sự đánh lừa này.
Xin lưu ý là nếu có trứng nào do mình vô ý làm rạn nứt thì đừng vội bỏ đi uổng phí. Nếu vết nứt chỉ sơ sài thì có thể chữa được, và sau này vẫn nở ra con được. Ta dùng nhựa thơm phết lên chỗ nứt một lớp mỏng, sau đó dán lên một miếng giấy quyến hút thuốc “hàn” chặn đường rạn nứt là được.
– Sự ăn uống của chim nên giữ mức bình thường, bổ quá cũng không tốt, mà thiếu thốn cũng có hại. Trong mùa đông phải cung cấp thêm chất béo, và nước uống phải hâm nóng, tuyệt đối không dùng nước quá lạnh cho chim uống ngay.
Tóm lại, muốn nuôi Yến hót thành công, ta phải hội đủ những điều kiện sau đây:
– Ghép chim trống với chim mái trong thời kỳ kích thích. Ở đây phải có sự thuận tình, ép uổng sẽ có hại.
– Thời tiết phải ôn hòa, nóng lạnh mưa bão thất thường sẽ có hại.
– Giữ yên tĩnh tối đa trong mùa sinh sản của chim
Hầu hết chím Yến hót mái đều để tốt và nuôi con giỏi, nhưng cũng có một số chim do cá tính riêng nên sinh ra biệt lệ. Có thể đây một phần do sức khỏe yếu kém của chim mà có, mà cũng có thể do những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp vào khiến chim để lôi thôi, nuôi con không suôn sẻ.
– Có mái chỉ đẻ vài trứng rồi
– Có mái đẻ vài ba trứng rồi ngưng nghỉ một ngày, sau đó đẻ tiếp.
– Có mái để một trứng thì ấp, ba bốn hôm sau lại đẻ tiếp ba trứng nữa.
– Có mái ấp được tám chín ngày thì đột nhiên bỏ ổ không ấp nữa. Có con gần ngày trứng nở vẫn còn bỏ ổ, mà không có lý do chính đáng.
– Có mái lứa trước sinh sản không ra gì, nhưng đến lứa kế tiếp lại sinh sản bình thường…
Với những chìm Yến hót mái để lôi thôi này ta cố gắng nuôi tiếp một vài mùa, không nên loại trừ sớm. Cần phải xét xem nguyên do vì đâu khiến chim sinh sản kém như vậy, nếu là do bệnh tác động thì nên tìm cách trị liệu cho dứt, và nếu là do điều kiện bên ngoài tác động thì ta nên liệu cách tránh né, ngăn ngừa.
Trong trường hợp chim chỉ để một vài trứng rồi ấp, là cứ mặc cho chim ấp lứa trứng đó. Điều cần là nên để vào ổ thêm vài trứng giả, sao cho ổ có đủ bốn quả trứng là được.
Có trường hợp chim nở có một con ta cũng nên mặc cho chim mẹ nuôi con. Những trứng ung không nở cứ để nguyên trong ổ của nó thêm năm bảy ngày. Nếu lấy số trứng hư này ra sớm, chim con có thể bị mẹ vô tình đè bẹp. Nếu ta bắt con chim con duy nhất đó ra khỏi ổ, chim mẹ sẽ bị sốc, lứa sau nó có thê ấp trứng không chuyên cần nữa. Như vậy, vô tình ta đã biên con chim có nét tôt thành chim có nết xấu. Cứ mặc cho nó nuôi con, coi như bị thất bại lứa đó, đến ngày thứ 17 sau khi con nở ra, chim mẹ đến kỳ động dục và chịu trống trở lại. Lứa kế tiếp này nó sẽ sinh sản tốt
Cũng nhân bàn về việc sinh sản của Yến hót, có vài kinh nghiệm xin kể với quí vị: Chim ghép đôi để sinh sản omdaid go ít có trường hợp trống mái cùng một lứa tuổi với nhau, khi thì ta ghép trống già với mái tơ, hoặc ngược lại, mà tâm lý của chủ nuôi nếu chưa kinh nghiệm thì thường lo âu. Thực ra tuổi tác của chim trống mái chênh lệch nhau vẫn sinh sản tốt, và thường có kết quả như sau:
– Trống mái trưởng thành như nhau, sẽ có ổ con trống mái bằng nhau, và tính di truyền của cha mẹ đều bằng nhau ở các con của nó.
– Trống trẻ giao hợp với mái trẻ sẽ cho ra nhiều chim mái hơn chim trống, tính di truyền giống mẹ hơn.
– Trống già, mái già sẽ sinh ra ổ con suy yếu, thoái hóa…
Dù mái sinh sản tốt, ta cũng nên hạn chế đến mức vừa phải, mỗi năm chỉ “khai thác” từ ba đến bốn ổ con mà thôi. Nếu mỗi năm chỉ cho đẻ hai lứa, thì chim mái có thể kéo dài khả năng sinh sả của mình được sáu bảy năm. Điều này chắc ai cũng biết, nhưng chắc đã mấy ai chịu tuân theo lời khuyên đó.
Khi chim Yến mái đã chịu trống nó liền “xoáy” ổ . Cái ổ này ta đã sửa soạn tươm tất trước đó vài ngày rồi. Mái cả ngày cứ loay hoay với cái ổ, và độ bốn năm ngày sau, trễ lắm là một tuần, mái sẽ bắt đầu đẻ trứng đầu tiên. Trung bình mỗi lứa đẻ là bốn trứng, và nếu phôi tối trứng sẽ nở đủ. Thường thì chim để mỗi ngày một trứng, cho đến trứng cuối cùng. Trứng cuối cùng có màu xanh lá cây lợt.
Thời gian chim ấp trứng là 13 ngày. Chim con nở được 17 ngày thì chim mẹ bắt đầu đến thời kỳ động dục để đẻ lứa kế tiếp. Thời gian động dục thường là 5 ngày đến 7 ngày. Nói cách khác, thời kỳ hưng phấn kích thích của Yến mẹ là từ ngày 17 đến ngày thứ 23, tính từ ngày lứa chim non nở ra.
Trong thời gian này, ta thả cồ vào là mái chịu trống ngay.
Đó là trường hợp bình thường. Có những trường hợp ngoại lệ, có những chim mái quá sung, con vừa nở được hai tuần, mái đã bắt đầu đòi trống. Tất nhiên, mới nở hai tuần tuổi chim con chưa tự biết ăn, chủ nuôi thường tìm cách nấn ná để chim mẹ nuôi con thêm vài ba ngày nữa. Nhưng, khi đã gặp con mái động con sớm như thế này, thì chỉ còn cách dời ổ chim con xuống dưới nền lồng, không nó sẽ vào xua đuổi chim con rớt ra ngaòi một cách không thương tiếc.
Và trong trường hợp này, có thể để mặc cho chim trống tiếp tục nuôi con, hay là chủ chim đem ra nuôi bộ
Có nhiều chim mái khi bầy con bắt đầu mọc lông ống thì mẹ sinh tật vặt lông của con mà ăn khiến bầy con xơ xác. Để cứu vãn tình trạng này, ta nên đặt một vuông mỡ nhỏ vào lồng cho chim mẹ ăn.
Những chim Yến con từ nửa tháng tuổi trở đi đã biết há mỏ đòi ăn, nên nuôi hộ cũng dễ dàng. Chỉ cần ta tốn công đút mồi độ mươi ngày là chúng đã tự đến máng ăn mà ăn được. Có thể nhập chúng sang một bầy chim con khác lớn ngày tuổi hơn để chúng bắt chước cách ăn uống của lớp đàn anh, cũng tập mổ thức ăn mà ăn như chim lớn.
Thức ăn của chim con chưa thể cho ăn các loại hột mà là bột biscotte trộn sền sệt với nước, hoặc ruột bánh mì nhúng sữa, hay bánh qui tán nhuyễn trộn với Vitamine…
Trong trường hợp thả chim trống vào mà chim trống chịu đút mồi cho con một cách siêng năng thì ta cứ mặc cho trống nuôi con cho đến ngày con khôn lớn. Ngược lại, nếu chim trống không chịu nuôi ổ con thì chỉ có cách dời ổ chim con ra ngoài nuôi hộ.
Về thức ăn cho chim mẹ và chim con, ta phải cung cấp thức ăn bổ dưỡng hơn ngày thường để chim mẹ mau lấy lại sức, và chim con mau tăng trọng.
Ngoài thức ăn hột, mỗi ngày ta phải cung cấp thêm nửa quả trứng gà luộc, ruột bánh mì nhúng nước hoặc sữa, từ ngày nở thứ tư trở đi có thể cho ăn rau xà lách. Chất khoáng phải đầy đủ… Nhờ vào thức ăn đầy đủ và bổ dưỡng, chim mẹ sẽ nuôi con hoàn hảo.
Khi chìm lẽ mẹ, chủ nuôi nên bắt chim trống nuôi riêng và chim mái nuôi riêng, có như vậy sau này con mới hót hay.
Về việc lựa trống mái thì có nhiều cách, một là khi chim non còn nằm trong ổ, hễ con nào gặp người ta đến gần cất cao cổ há choạc miệng ra mà đòi ăn thì có khả năng đó là chim Yến trống. Những con chúi đầu xuống ổ là chim mái. Cách thứ hai là chờ chim lớn 1 tháng tuổi trở lên, nhìn vóc dáng chúng cũng có thể đoán được: chim mái bầu bĩnh, ngắn đòn, trong khi chim Yến trống dài đòn và thon, chân cũng cao ráo hơn…
Có điều xin nhắc nhở quí vị là khi ghép đôi cho chim Yến sinh sản, nên nhớ lựa chọn chim trống cho phối giống một cách kỹ càng. Ngoài việc chọn dòng giống, vóc dáng ra, còn phải xét qua phiếu giọng hót hay nhất. Như vậy ta mới hy vọng có ổ chim con mang được tính di truyền tốt này của chim cha truyền lại: giọng hót du dương và âm điệu trầm bổng hơn…