đan xen 2 thứ tiếng trong cùng một đoạn hội thoại? cho con xem hoạt hình?

đan xen 2 thứ tiếng trong cùng một đoạn hội thoại? cho con xem hoạt hình?

có nhà có con ở độ tuổi lớn hơn bé Bư đã nói sõi tiếng Việt đã thử áp dụng cách thức dạy con bằng tiếng Anh như mình áp dụng với bé Bư. tuy nhiên, kết quả sau một vài hôm thử là cha mẹ hơi nản vì cứ bị con vặn lại: “mẹ nói gì thế? mẹ nói tiếng Việt đi. con chả hiểu gì cả!”.

nếu dạy trẻ ngoại ngữ khi trẻ đã thành thạo tiếng mẹ đẻ, khả năng thành công thấp hơn rất nhiều vì khi đó, trẻ không thấy ngoại ngữ giúp ích được gì mình trong việc giao tiếp và thể hiện bản thân (vì đã có tiếng mẹ đẻ giúp thỏa mãn nhu cầu đó rồi).

khi được dạy 2 tiếng song song từ khi mới sinh ra, trẻ không phân biệt được tiếng nào là tiếng mẹ đẻ hay tiếng nào được nhiều người nói hơn, học 2 hay nhiều ngôn ngữ dễ dàng như nhau.

Nhắc lại nguyên tắc dạy tiếng cơ bản

như đã chia sẻ ở các blog trước, các điểm cơ bản về cách tiếp cận khi dạy 2 tiếng song song là:

  • không dạy tiếng này qua tiếng kia.
  • lý tưởng nhất là 2 tiếng được dùng 50/50, thời gian chia đều. nếu không, thời gian bé tiếp xúc với 1 trong 2 tiếng phải đạt ít nhất 1/3 lượng thời gian bé thức nếu muốn 2 thứ tiếng phát triển song song cùng mức với nhau.
  • khoảng thời gian dùng để dạy bé mỗi tiếng nên được dùng để tiếp xúc với bé một mạch bằng tiếng đó, không thay đổi tiếng liên tục, và đặc biệt không dùng lẫn lộn 2 tiếng trong cùng một câu.
  • gọi là “dạy”, nhưng cách thức là nói chuyện bình thường với bé, tận dụng các hoàn cảnh, sự vật, sự việc hàng ngày và các mối quan tâm của bé. ghi nhớ rằng ngôn ngữ không có mục đích giao tiếp thì không còn là ngôn ngữ. vì vậy, nếu bắt bé ngồi một chỗ lắng nghe bạn giảng giải “this is a book”, “this is a bed” thì bé chẳng có lý do gì phải nghe bạn cả
  • bạn không băn khoăn xem tiếng Việt nên được dạy ra sao (thực ra theo mình lại rất quan trọng, nhưng ít bố mẹ quan tâm) thì cũng không nên băn khoăn về tiếng Anh. vì khi dạy song song, tiếng Anh có thể được bạn coi là ngoại ngữ, nhưng không phải với bé. 
  • con bạn sẽ sử dụng được tiếng đúng nếu bạn sử dụng tiếng đúng.

khi nào có thể đan xen 2 tiếng?

tuy nhiên, sẽ đến một thời điểm bạn có thể đan xen 2 tiếng (ví dụ một câu tiếng Anh, 2 câu tiếng Việt; và thậm chí dùng những câu như: “do you want rau muống?”) mà không ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ của bé KHI VÀ CHỈ KHI bé đã giao tiếp được bằng cả 2 tiếng một cách riêng biệt.

nhà mình giờ có thể thoải mái nói chuyện theo cách như trên (nhưng cố gắng không lạm dụng) khi bé Bư đã có thể nói được câu hoàn chỉnh bằng tiếng Anh với ngữ pháp hầu như luôn chính xác (sau gần 2 năm – thời điểm bắt đầu 14 tháng, đến nay 34 tháng). Một số ví dụ như sau:

“Mommy, want to go the supermarket to buy something? we’re gonna buy coffee. wanna come too? you put on your shoes. get your hat. it’s starting to rain. are you okay, Mommy? Are you wet? oh dear. you gotta clean Mommy. Hurry up, lazy bum.”

“Bu is making an orange caterpillar. Here is the orange one.”
“The rainbow has 3 colors. Many colors are everywhere.”

“You can rub your feet together like this.”
“This bike is too small to sit on.”
“The cockroach is not doing anything. It(s) just standing behind the door.”
“Cat, where are you going by yourself?”

bé có thể phân biệt được và gọi tên 2 thứ tiếng. ví dụ, khi bà nói “Bư nói tiếng Việt với bà đi”, bé có thể chuyển sang tiếng Việt. và khi muốn mẹ nói tiếng Anh, bé nói: “mẹ nói tiếng Anh với Bư đi.”

có những từ bé học bằng tiếng Việt trước, và chưa biết bằng tiếng Anh (hoặc ngược lại) . ở thời điểm này, mình có thể giải thích với bé như sau: “sấm đấy. in English, we call it thunder.” và bé sẽ hoàn toàn không gặp khó khăn gì để hiểu lời giải thích của mẹ.

tuy nhiên, các cha mẹ hãy lưu ý chỉ được dùng cách này để giải thích khi con đã cho thấy dấu hiệu gần thành thạo cả 2 tiếng (có một lượng từ mỗi tiếng vài trăm từ, có thể nói thành câu đầy đủ 3-4 từ trở lên).


thế còn hoạt hình?

việc bé có ít nguồn để học tiếng Anh (chủ yếu là mẹ hoặc bố) có thể giới hạn lượng từ bé được nghe hoặc các cấu trúc ngữ pháp và các cách biểu đạt.

bên cạnh sách, bạn có thể sử dụng hoạt hình KHI VÀ CHỈ KHI bé cho thấy dấu hiệu gần thành thạo tiếng như ở trên đã nhắc tới. ngoài ra, bạn hãy tự so sánh khả năng dùng tiếng của bé và ngôn ngữ được dùng trong hoạt hình định cho bé xem để giúp bé phát triển tiếng. nếu bé có đủ vốn từ và khả năng tiếng để nghe hiểu, việc cho xem là rất có lợi. nếu không, việc cho xem sẽ chỉ có tác dụng tiêu khiển, không giúp gì cho ngôn ngữ của bé.

bé nhà mình rất mê hoạt hình Peppa Pig và tới nay đã xem được khoảng 3-4 tháng. bé đã học được rất nhiều từ vựng và các cấu trúc câu.

xin nhấn mạnh rằng việc dùng hoạt hình hay video không phụ thuộc vào độ tuổi của bé hay nhóm tuổi mà các video được thiết kế cho. quan trọng là cha mẹ phải tự đánh giá để giúp bé lựa chọn video phù hợp với trình độ tiếng của bé.
ngoài ra, các cha mẹ hãy nhớ giới hạn tổng lượng thời gian bé dùng máy tính, xem TV, Ipad từ 1 đến 2 tiếng một ngày. bạn có thể google thêm các tác hại của việc dùng công nghệ quá nhiều tới sự phát triển của trẻ.



 chúc các cha mẹ thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *