Các sách tiếng Anh hữu ích cho cha mẹ
Xin chào các cha mẹ,
Các nguồn tham khảo của mình về nuôi dạy con hầu hết là các sách tiếng Anh mình đặt từ Mỹ về. Thi thoảng mình google một số vấn đề nếu cần câu trả lời nhanh. Mình không phải là người thích lướt các trang web, chủ yếu thích đọc sách để tìm hiểu kĩ càng và dành thời gian suy ngẫm.
Sách được dịch ra tiếng Việt khó tránh được khả năng mắc lỗi trong dịch thuật, và cũng chỉ rất hạn chế về số lượng, chủ yếu phục vụ mối quan tâm của số đông độc giả trên thị trường sách Việt Nam. Do vậy, mình không quan tâm lắm tới mảng sách này ở Việt Nam do có các mối quan tâm về các khía cạnh giáo dục khác với đa phần độc giả ở đây. (Thi thoảng ra hiệu sách mình cũng ngó nghiêng đôi chút, nhưng hầu như không ưng cuốn nào, đặc biệt không phải là độc giả của các sách nuôi dạy con của Trung Quốc hiện có lẽ đang chiếm một phần không nhỏ trên thị trường sách giáo dục. Mình không thích sách TQ hoàn toàn không phải do lý do phân biệt/kì thị, mà do tư tưởng dạy con của Trung Quốc quá giống với Việt Nam, diễn đạt và trình bày không tốt hoặc không thoát ý, nhiều lỗi về logic, v.v… thôi không bàn thêm!)
Sách secondhand mua ở Mỹ trên amazon.com đa phần rất rẻ. Mình chuyên đặt sách có giá từ $0.01 – $4. Tiền chủ yếu là tiền shipping: trong Mỹ mất $3.99, và sau đó là tiền ship về VN. Để tiết kiệm chi phí, các cha mẹ nên tìm dịch vụ shipping của người Việt tại Việt Nam, khi ship mọi order sẽ được chuyển thẳng về một địa chỉ và sau đó được chuyển chung về VN. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ không phải lo về các thủ tục hải quan rắc rối so với khi tự order sách về.
Trong post này, mình sẽ liệt kê các sách mà mình đánh giá là hữu ích, nhiều thông tin, hoặc hay và đáng đọc do tư tưởng của tác giả thực sự xuất sắc. Bản thân mình cũng mua những sách này bởi đánh giá của độc giả Mỹ trên Amazon rất cao.
Caring for your baby and young child: birth to age 5 – American Academy of Pediatrics (2014)
Thông tin đầy đủ về các khía cạnh phát triển, cách chăm sóc, tương tác với trẻ, cách giữ an toàn cho trẻ, các bệnh thường gặp kèm theo triệu chứng và cách xử lý, v.v… Edition mới nhất là năm 2014. Edition cũ được xuất bản năm 2009, hiện được bán với giá 1 cent.
How to raise a healthy child in spite of your doctor – Roberts Mendelsohn (1984)
sách xuất bản từ năm 1984, một ít thông tin có thể không còn đúng (ví dụ như các bệnh viện từng nhỏ mắt cho các bé sơ sinh bằng silver nitrate, nhưng sau này, đúng như Roberts Mendelsohn cảnh báo, họ đã không làm vậy nữa do chất đó không hề an toàn) nhưng nhìn chung không đáng kể.
Roberts Mendelson, một bác sĩ nhi nhiều kinh nghiệm, muốn các cha mẹ phân biệt được lúc nào là lúc con cần đi bác sĩ, cần thuốc và khi nào không. Mục đích là để giúp các cha mẹ không lạm dụng thuốc, và cũng không gián tiếp tiếp tay cho các công ty dược cũng như bác sĩ kiếm tiền trong khi những người này không thực sự quan tâm đến hoặc hiểu cách thức hiệu quả nhất và an toàn nhất để chữa bệnh cho trẻ nhỏ.
The homeschooling book of answers – Linda Dobson (2002) Một cuốn sách rất hay về homeschooling, tổng hợp rất nhiều câu trả lời của nhiều giáo viên có tiếng, nhiều cha mẹ, và cả những trẻ đã/đang tham gia vào homeschooling hoặc ủng hộ homeschooling. Sách được xuất bản hơn một thập kỉ, nhưng những vấn đề được nói đến vẫn còn rất mới.
Cuốn sách này sẽ giải đáp được nhiều thắc mắc cho các cha mẹ đang trong giai đoạn tìm hiểu homeschooling, bao gồm cách thức dạy, nội dung dạy, việc giao tiếp của trẻ, các chi phí, đánh giá độ hiệu quả, v.v…
xin thêm là cả các cha mẹ không định homeschool con, nếu đủ cởi mở để tìm hiểu, thì sẽ có một cái nhìn rất khác về giáo dục.
Amazing minds – Jan Faul (2010) Sách dành cho các cha mẹ có con từ 0-2 tuổi, giới thiệu ngắn gọn kết quả nhiều nghiên cứu, và đưa ra lời khuyên cụ thể về cách thức cha mẹ nên tương tác với con ra sao để con phát triển tốt nhất. Các khía cạnh được trình bày bao gồm ngôn ngữ, phát triển giác quan, cảm xúc, trí nhớ, v.v…
Brain rules for baby – John Medina (2010)
Làm sao để trẻ phát triển tốt nhất trong giai đoạn 0-5 tuổi để làm nền tảng cho toàn bộ cuộc đời về sau? Cha mẹ cần biết nên và không nên làm gì trong thời kì trước khi và trong khi mẹ mang thai, cách gìn giữ quan hệ vợ chồng để đảm bảo môi trường phát triển tốt nhất cho con, làm sao để có một đứa trẻ thông minh, hạnh phúc, có đạo đức, v.v…
Beyond baby talk – Kenn Apel (2001)
Cuốn sách nói về trẻ em Mỹ và các mốc phát triển ngôn ngữ trong tiếng Anh. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và dạy con cả 2 ngôn ngữ, mình hiểu ra là các phát triển ngôn ngữ trong các thứ tiếng là rất giống nhau.
Cuốn sách sẽ giúp các cha me hiểu về quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất, tai hại của các phương tiện truyền thông lên phát triển ngôn ngữ của trẻ khi trẻ quá nhỏ, ảnh hưởng của văn hóa lên ngôn ngữ, v.v…
Cha mẹ nào định dạy con tiếng Anh song song với tiếng Việt thì nên đọc.
The unschooling handbook – Mary Grifffith (1998): Bạn nào hứng thú với homeschooling thì bước 2 có thể tìm hiểu unschooling. Đây là cách thức mình áp dụng với con mình – dạy con tùy theo mối quan tâm của bé, chứ không phải áp đặt nội dung mình mong muốn lên bé. Đây là một cách thức rất hay, tuy không thích hợp với nhiều cha mẹ, đặc biệt khi họ đã quá tin vào trường học sau bao năm đi học.
Vaccinations – Aviva Jill Romm (2001): Cuốn này rất nhiều thông tin. Cách viết thì, theo mình, hơi khô, nên đọc sẽ không thích lắm. Tuy vậy, thông tin rất hữu ích và khách quan. Tác giả phân tích cho độc giả thấy vắcxin không hiệu quả như vẫn được tuyên truyền, tuy vậy điều đó không có nghĩa là vắcxin không giúp ngăn ngừa được bệnh. Quyết định là của cha mẹ. Cực đoan không bao giờ nên là câu trả lời. Do vậy, không cần thiết phải tiêm con đầy đủ 100% đúng theo lịch, và cũng không cần thiết phải tránh vắcxin 100%.
How to have intelligent conversations with your kids – Jane Healy (1992): Nói chuyện với con là rất cần thiết, cho dù con ở độ tuổi nào. Trẻ cần cha mẹ nói chuyện cùng để phát triển ngôn ngữ, tư duy, suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng truyền đạt, và tăng khả năng tập trung. Sách này dành cho các cha mẹ có con khoảng 5-6 tuổi trở lên. Cách nói chuyện, đặt câu hỏi cũng như các gợi ý về câu hỏi đều được tác giả đưa ví dụ cụ thể.
Your child’s growing mind – Jane Healy (2004): Jane Healy giải thích cách não bộ của trẻ vận hành, và những gì cha mẹ có thể làm để giúp con học tốt. Cuốn này mình mua trên Kindle, không có bản cứng, lâu không ngó nên không nhớ lắm. Tuy vậy, mình vẫn nhớ được là nó là một cuốn sách rất đáng đọc (!) :p Độ tuổi của trẻ là từ 0 cho tới vị thành niên.
Learning through play – Jean Marzollo (1972): Tác giả giải thích ngắn gọn về cách trẻ em học qua chơi ra sao trong những năm đầu đời. Trong các chương, mỗi trang là một hoạt động đơn giản cho cha mẹ làm cùng con để giúp con phát triển tốt về nhiều khía cạnh. Tranh vẽ rất đẹp và dễ thương. Được xuất bản từ năm 1972, cuốn sách này vẫn có giá trị cho tới tận bây giờ.
Dumbing us down – John Taylor Gatto (2002): John Gatto, giáo viên có bề dày kinh nghiệm gần 4 thập kỉ và được trao giải giáo viên xuất sắc nhiều lần trong đời, “đập” tơi bời khói lửa hệ thống giáo dục truyền thống. Bạn nào thực sự quan tâm đến giáo dục và hiểu giáo dục thì hẵng đọc, nếu không thì sẽ chỉ gây lãng phí thời gian của bạn thôi!
Một số cuốn khác mình có khả năng sẽ đặt mua trong thời gian tới:
Free to learn – Peter Gray.
The whole-brain child – Daniel Siegel.
Home Grown – Ben Hewitt.
A different kind of teacher – John Taylor Gatto. (hoặc các tác phẩm khác của Gatto)
Unschooling rules – Clark Aldrich.
How to raise a wild child – Scott Sampson.
và rất nhiều sách khác!!
Mong các gợi ý về sách ở trên có ích với bạn.
Xin cảm ơn đã theo dõi.