Cách xử lý và phòng tránh khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp
Viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính là nhóm bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt thường gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi, do sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên dễ bị các vi khuẩn virut tấn công vào cơ thể. Vậy khi gia đình bạn có trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp cấp tính thì phải làm sao đây? Blog Trẻ Thơ xin chia sẻ cho các bạn biết các dấu hiệu để phòng ngừa và xử trí kịp thời khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp sau.
Dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp
Trường hợp nhẹ:
- Biểu hiện: trẻ chỉ ho, chảy mũi, không có biểu hiện khó thở, không thở nhanh, không có biểu hiện nguy hiểm như co giật, li bì, bỏ bú …
- Nếu trẻ sốt thì đắp khăn ấm vào trán trẻ, vào nách trẻ, bẹn trẻ để hạ nhiệt.
- Nếu trẻ mới ho thì cần cho trẻ uống các loại thuốc ho có sẵn như cánh hoa hồng bạch hấp đường phèn hoặc húng chanh hấp mật ong hoặc lá hẹ hấp mật ong,.. để giảm ho cho bé, cũng có thể sử dụng thuốc ho dạng siro dành cho trẻ em bán ngoài hiệu thuốc.
- Nếu trẻ thở khò khè thì cho trẻ uống thuốc sabutamol viên 2mg (trẻ dưới 1 tuổi cho uống nửa viên, trẻ lớn hơn 1 tuổi thì cho uống 1 viên).
- Sau 5 ngày không có tiến triển gì thì cần đưa trẻ đi khám.
- Nếu trẻ ho trên 30 ngày thì cần chuyển đi bệnh viện gấp.
Trường hợp viêm phổi nhẹ:
- Biểu hiện: rõ nhất là nhịp thở nhanh (với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thở nhanh khi nhịp thở >= 50 nhịp/ phút, với trẻ từ 1-5 tuổi thở nhanh khi nhịp thở >=40 nhịp/ phút), có thể kèm theo có thể ho, thở khò khè có đờm, sốt nhẹ.
- Cho trẻ đi khám để bác sĩ cho uống kháng sinh trong 3 ngày.
- Nếu trẻ sốt thì đắp khăn ấm vào trán trẻ, vào nách trẻ, bẹn trẻ để hạ nhiệt.
- Nếu trẻ mới ho thì cần cho trẻ uống các loại thuốc ho có sẵn như cánh hoa hồng bạch hấp đường phèn hoặc húng chanh hấp mật ong hoặc lá hẹ hấp mật ong,… để giảm ho cho bé, cũng có thể sử dụng thuốc ho dạng siro dành cho trẻ em bán ngoài hiệu thuốc.
- Nếu trẻ thở khò khè thì cho trẻ uống thuốc sabutamol viên 2mg (trẻ dưới 1 tuổi cho uống nửa viên, trẻ lớn hơn 1 tuổi thì cho uống 1 viên).
- Sau 2 ngày không có tiến triển gì thì cần đưa trẻ đi khám.
Trường hợp viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng:
- Biểu hiện: Rút lõm lồng ngực, hoặc thở rít khi nằm yên, hoặc có dấu hiệu nguy hiểm như co giật, li bì, bỏ bú….
- Bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ chuyên khoa có phương pháp điều trị phù hợp với loại thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị tất cả các vấn đề trên đồng thời theo dõi diễn biên sức khỏe của trẻ để tránh những biến chứng khác nguy hiểm hơn.
Cách phòng tránh viêm đường hô hấp cấp
- Không cho trẻ ra ngoài trời nắng nóng, hoặc quá lạnh, nếu bắt buộc phải ra ngoài cần cho trẻ mặc ấm, hoặc đội mũ nón chống nắng, tránh ánh nắng vào trẻ.
- Không để trẻ nằm trong phòng điều hòa quá lâu, không để quạt thúc thẳng vào trẻ.
- Cho trẻ sống ở môi trường trong lành, đảm bảo vệ sinh nơi ở và tránh các tác nhân gây ô nhiễm lại gần trẻ như thuốc lá, khói bụi.
- Không cho trẻ ăn kem, đá lạnh quá nhiều.
- Tăng cường cho trẻ ăn nhiều vitamin, khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ giúp trẻ khỏe mạnh.