Chăm sóc và điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ

Chăm sóc và điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết thuận lợi cho bệnh nhiễm trùng phát triển, trong đó có bệnh sốt xuất huyết. Nếu biết được các triệu chứng để phát hiện bệnh sớm để điều trị và chăm sóc bệnh nhân đúng cách rất quan trọng để dự phòng các biến chứng nặng của bệnh. Tài liệu dưới đây Blog Trẻ Thơ xin giới thiệu với các bạn cách chăm sóc và điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ.
Khi nào nghĩ đến trẻ bị bệnh sốt xuất huyết
Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết: Sốt cao; biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết dưới da, mảng xuất huyết, bầm chỗ chích, chảy máu; Gan to, đau bụng, ói mửa; Khi bé hết sốt nhưng mệt, bứt rứt, quấy khóc, tay chân lạnh, vã mồ hôi.
chăm sóc sốt xuất huyết tại nhà
Bạn cần nghĩ đến khả năng bé bị sốt xuất huyết khi: bé bị sốt cao từ 2 ngày trở lên và bạn cần đưa các cháu đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi bệnh. Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách theo dõi, chăm sóc bé.
Chăm sóc và theo dõi trẻ bệnh sốt xuất huyết tại nhà
Trong các trường hợp sốt xuất huyết, chỉ có khoảng 30% bệnh nhân có biến chứng nặng, cần được theo dõi và điều trị tại các cơ sở y tế. Còn các trường hợp còn lại sẽ được hướng dẫn chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà.
Vì sốt xuất huyết là do virus, nên hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng bệnh.
Cần theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện sớm các triệu chứng tiền sốc vì sốc là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết, rất dễ dẫn đến tử vong. Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh. Người bệnh đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã. Trẻ thường hết sốt nhưng mệt, bứt rứt, quấy khóc, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch cổ tay nhanh, nhẹ và huyết áp kẹp hoặc tụt huyết áp.
Nằm nghỉ là điều đầu tiên phải thực hiện, cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng.
Bệnh sốt xuất huyết thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông do đó cần uống đủ nước. Tốt nhất, nên cho người bệnh uống Oresol hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi để bù nước.
Hạ sốt: Trong sốt xuất huyết nên uống thuốc hạ sốt bằng Paracetamol với liều 10-15 mg/kg cân nặng, 4- 6 giờ một lần.
Tuyệt đối không dùng các thuốc nhóm aspirine như Aspegic, Aspro… chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và một số tai biến khác.
Lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, co giật. Dùng 1 khăn lông rấp nước mát đắp lên đầu, lên trán, 1 khăn lông khác dấp nước ấm để lau mình mẩy, tay chân, nếu sờ 2 bàn chân bệnh nhân thấy lạnh thì dùng 1 chai nước ấm ủ giữa 2 bàn chân, phủ lên 1 khăn lông khô.
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Không nên cạo gió, cắt lể làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng trẻ, không được tự ý dùng thuốc kháng sinh vì chúng không có tác dụng gì với bệnh sốt xuất huyết mà chỉ làm bệnh nhân mệt thêm.
Theo http://net.meyeucon.org/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *