Khám phá sự phát triển diệu kỳ của thai nhi trong bụng mẹ theo từng tháng

Khám phá sự phát triển diệu kỳ của thai nhi trong bụng mẹ theo từng tháng
Nếu có điều gì kỳ diệu nhất trên thế giới này hẳn đó sẽ là sự hình thành của một bào thai trong cung lòng người mẹ. Mẹ có tò mò muốn biết sự phát triển của thai nhi theo từng tháng có gì khác biệt? Con có đang phát triển đúng với “tiến độ” thông thường? Tìm hiểu ngay những thông tin sau đây, mẹ nhé!
Bảng chuẩn cân nặng – chiều dài thai nhi theo tuần


Tháng thứ 1

Tháng đầu tiên là sự kiện quan trọng nhất trong thai kỳ. Thời gian này sẽ diễn ra quá trình thụ thai, thụ tinh và làm tổ. Sau khi trứng ở người phụ nữ rụng, thông thường sẽ được thụ tinh trong vòng 24 – 48 giờ. Sau đó, các tế bào thụ tinh bắt đầu phân chia nhanh chóng và thời điểm này chúng được gọi là hợp tử.
Rất nhiều điều tuyệt vời xảy ra vào lúc thụ tinh. Toài bộ các thuộc tính vật lý của em bé sẽ được xác định trong thời gian này bao gốm giới tính, màu tóc và màu mắt. Từ ngày thứ 7-10, sự làm tổ bắt đầu diễn ra. Lúc này, túi ối, dây rốn và túi noãn hoàng cũng đã bắt đầu hình thành. Vào cuối tháng này, em bé dài khoảng 2mm và bắt đầu giai đoạn phát triển.

Tháng thứ 2

Thời gian này bé đã là một thai nhi “đích thực” rồi các mẹ nhé. Trái tim, ống thần kinh, cánh tay chân, gan và các cơ quan lớn khác bắt đầu hình thành. Vào tuần thứ 6 thai kỳ, trái tim thai nhi bắt đầu rõ nhịp đập và hoàn toàn có thể xác định được qua siêu âm. Nhau thai cũng như mắt, tai, miệng và xương cũng hình thành.
Trong tháng này, các ngón chân, tay đã có nhưng vẫn bao bọc bởi lớp màng. Các bộ phận quan trọng khác như não và dây thần kinh sọ cũng đã “có mặt”. Cơ quan sinh dục của bé bắt đầu trở nên rõ ràng từ tuần thứ 7 thai kỳ. Vào cuối tháng này, em bé nặng khoảng 1-2 gam và dài 1,7-2 cm.
Quá trình phát triển thai nhi
Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn

Tháng thứ 3

Ở tháng này, qua hình ảnh siêu âm bạn dễ dàng nhìn thấy sự di chuyển của cánh tay và chân em bé. Bạn cũng dễ dàng theo dõi nhịp tim thai nhi qua dụng cụ chuyên dụng. Tất cả các cơ quan chính của thai nhi cũng sẽ được phát triển hoàn chỉnh vào cuối tháng thứ 3 thai kỳ.
Cơ quan sinh dục thai nhi tiếp tục phát triển nhưng phải đến đầu tháng thứ 4 bạn mới có thể biết chính xác giới tính bé. Thời gian này, khuôn mặt của bé cũng được hình thành và bé đã có hình dáng rõ ràng của một con người nhé. Đến cuối tháng thứ 3, bé dài khoảng 8-9 cm và nặng khoảng 30 gam.

Tháng thứ 4

Trong tháng thứ 4, tóc của thai nhi bắt đầu hình thành. Trong tháng này, nếu để ý ra bạn cũng sẽ nhận thấy những chuyển động rất nhẹ của con yêu. Tuy nhiên, phải sang tháng thứ 5 những chuyển động này mới rõ rệt. Hệ thống tiêu hóa của bé con cũng bắt đầu hình thành và đi vào ổn định. Trong tháng này, qua hệ thống siêu âm, bạn cũng dễ dàng biết được giới tính con.
Cuối tháng thứ 4, thai nhi dài khoảng 13-14cm và nặng 140 – 200 gam.

Tháng thứ 5

Ngoài tóc, lông tơ trên người thai nhi cũng phát triển trong giai đoạn này. Đồng thời lông mi và lông mày của bé cũng phát triển. Vào thời gian này, dấu vân tay và chân của bé cũng xuất hiện. Tháng thứ 5 thai kỳ, em bé cũng học nuốt thức ăn và bạn có thể thấy bé mút ngón tay qua hình ảnh siêu âm. Thính giác của bé cũng phát triển và vào cuối tháng này bé có thể nghe được âm thanh xung quanh. Lúc này bé dài khoảng 18-20cm và nặng 0,4-0,5 kg.
Từ tuần thứ 37 thai kỳ, thai nhi được coi là đủ ngày đủ tháng và sẵn sàng chào đời.

Tháng thứ 6

Thú vị sự phát triển của thai nhi theo từng tháng
Hệ thống miễn dịch của thai nhi đang phát triển mạnh mẽ và ngay từ bây giờ thai nhi đã bắt đầu tạo ra những kháng thế cho chính mình. Bé đã có phản xạ giật mình rồi các mẹ nhé.
Phổi của thai nhi cũng phát triển toàn diện và các phế nang được hình thành. Thai nhi phát triển rất nhanh trong giai đoạn này và trông ngày càng giống hình ảnh lúc chào đời.
Vào cuối tháng thứ 6, thai nhi dài khoảng 23-25 cm và nặng 0,7 – 0,9 kg.

Tháng thứ 7

Đôi mắt của bé đã có thể mở ra đóng vào và thật đặc biệt thai nhi có thể khóc rồi đấy. Thời gian này, bạn sẽ nhận thấy bụng bầu phát triển mạnh mẽ và thai nhi cũng có những chuyển động rõ ràng. Lớp mỡ trên da cũng hình thành và xương thai nhi ngày càng phát triển đầy đủ.
Vào cuối tháng thứ 7, thai nhi dài khoảng 28cm và nặng 1,3-1,5kg.

Tháng thứ 8

Tại thời điểm này của thai kỳ, tất cả các bộ phận của thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh và không có thêm bất cứ sự phát triển nào mới. Đây được gọi là giai đoạn trưởng thành và chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bé dành phần lớn thời gian của mình để ngủ và trong bụng mẹ bé đã cảm thấy khá chất chội.
Vào lúc này, bé dài khoảng 33cm và nặng 2,2 – 2,5 kg.

Tháng thứ 9

Vào những tuần cuối tháng này, em bé đã sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung mẹ. Lúc này, đầu thai nhi đã ổn định ngôi thai (đầu quay xuống dưới). Thông thường, một bé sơ sinh chào đời có chiều dài khoảng 48-52cm và nặng từ 3-3,5kg.
Sự phát triển của thai nhi qua từng tháng tuổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *