Đặc điểm các âm giọng chim chào mào từ Bắc xuống Nam

Đặc điểm các âm giọng chim CM từ Bắc xuống Nam

Xin chào bạn là fans của giọng hót chim CM Việt Nam!

1715478644603.png

Thú chơi con chim đội mũ đến nay hầu như phát triển đến mức hết cỡ, số lượng rất nhiều, nhưng chất lượng theo tôi là đi xuống so với những năm trước như thời các cụ còn trẻ, thời trước những năm 2000 hay là những năm tôi chăm chơi-nuôi luyện và cảm nhận và học hỏi với những tiền bối đi trước vào cuối thập niên 1980-1990. Những ngày tháng năm đó tôi là cậu bé chuẩn bị lên tơ tách mà thôi.

Thời đó giới chơi cũng chỉ chú trọng đến trước là giọng và dáng chim… và đi sâu hơn nữa là những người chơi đầy đủ hơn là nuôi luyện con CM để đi đánh/bẫy, đó là thú chơi chim Chào Mào mồi. Thú chơi CM mồi thì nó cho ta tận hưởng trọn vẹn thú chơi hơn nhiều so với thú chơi CM kiểng ở phố chỉ treo nghe hót. Chim mồi thì ta có thể nghe được hót đấu và biểu hiện chú chim mồi với chim trời, từ giọng hót nết đấu và cũng được nghe nhiều giọng chim hót đặc biệt của các vùng chim trời ngoài tự nhiên. Chuyên mục này chỉ bàn về lối giọng hót/dáng bộ chim CM toàn quốc, vài lời giới thiệu sơ về lịch sử thú chơi để ta rộng đường hiểu thêm.

Các bác ngày đó tuy là nuôi con CM để đi đánh bẫy, nhưng những ngày nghĩ, lúc cafe/trà sáng cùng các bạn thì vẫn treo tách ra cho chúng đấu hót và nghe để bình luận các âm giọng, giọng nào hay, giọng dài, giọng lạ, và đôi khi chú chim mồi ta đánh thuần thục chính nó tự nhiên sẽ có thêm 1 vài giọng lạ hay mà ta chưa từng nghe nó hót từ khi thuần nó từ bổi lên mồi, và rồi tiếp tục bàn tán thêm như là; vùng này giọng này đặc biệt giọng kia trầm bỗng ra sao v.v.v… như vậy nó giúp thú chơi thú vị hơn, để một tay Mào thủ phải đi tìm cho được con chim có giọng dáng tốt đẹp về mà chăm chơi, và vây mà các bác sành chim vẫn đi đánh bẫy tìm cho ra được con chim vừa ý từ tướng đến giọng hót, đấu đá, cũng như cuối cùng là chơi bền hay ở rừng. Nội chừng đó cũng đủ để cho một dân chơi tìm tòi chăm bẩm mãi năm này qua năm nọ.

Bàn luận về lối giọng hót CM thì đôi khi lại bị chỉ trích bởi vài thánh, họ sẽ phán câu quen thuộc của người chưa rành chưa bao giờ chuyên nuôi sâu về con CM, kém lý luận, câu đó là: đâu cũng có anh hùng đâu cũng có thằng khùng thằng điên vvv… tức là các thánh muốn nói là vùng nào cũng vậy có con hay con dở chớ làm gì có vụ vùng này chim hót hay đẹp vùng kia chim hót tàn tàn tướng chim ít đẹp?….. Ờ! Có đấy tôi sẽ giải thích như sau, khoa học lý luận và sinh học luôn nhé!

Thế tại sao giới chơi chim Họa Mi lại ưa chuộng dòng HM Lạng Sơn hơn là dòng chim HM miền Trung? Ở Miền Trung nghe bảo vùng Nghệ AN cũng có HM mà có nổi tiếng là giọng hay chọi tốt đâu?

Thế tại sao dân Việt ta nước thì nhỏ chỉ bằng một tiểu bang của Mỹ mà lại lối giọng phát âm khác nhau? Tại sao chúng ta không dùng 1 âm giọng là giọng Bắc như ở HN cho dễ cho rồi nhỉ?

Câu trả lời đó là do thổ nhưỡng, thời tiết-khí hậu, thức ăn v.v.v.. cũng đóng vài quan trọng trong hình thành phát triển. Ở đây ta chỉ tính trên phương vị con CM thôi. Nếu nói tới con người và giọng nói e nó thao thao bất tuyệt quá, chỉ mượn tí vào để lý luận mà thôi.

Như vậy, các bạn sành chơi CM thì rõ rồi, phần lớn ta đi đánh bẫy ở một vùng nào đó thì CM hầu hết âm giọng của chúng trong 1 vùng đó tương tựa, dĩ nhiên truyền từ đời này sang đời khác mà lị, mẹ sinh ra cha dạy hót bay ra đời rồi gặp các đối thủ thì cũng đấu hót y nhau vậy, và dĩ nhiên có em khả năng hót tốt hơn thì phát triển giọng hót dài rõ mạnh đanh hơn… ai cũng biết chim hót là để đấu và cũng để chiều các cô em CM, anh hót hay thì có thể ghép cặp sớm… vì vậy mà các thánh mê chim tơ lên cũng thích có chim tơ đầu mùa là vậy.
Công thức để tính đếm và đánh giá về lối giọng chim CM, Con chim CM hót như thế nào cho là được tai hoặc là hay?
Đó là:
1. hót dài giọng (sẽ có cách tính ở dưới)
2. đảo giọng (đổi các âm giọng mà hót chớ không lập đi lại 1 giọng)
3. lối giọng trầm bổng (âm vực lên xuống nhắn nhá rõ vững hùng hồn, tức là bass-mid range-treble đầy đủ)
4. lối hót thu hút người nghe (như ca sĩ vậy, nhiều nhưng hay nổi tiếng cũng ít người)

Hót dài giọng:
hót như thế nào là giọng dài hoặc là hay, cầu trả lời này tôi còn nhớ kỷ là tôi có trả lời cho bạn nick Điền Trung từ những năm 2005. Đó là cơ bản tà có thể tính đếm như sau:
CM hót tổng các âm tiết từ 3 âm đến 8 (tôi tính theo chim Quảng Nam-Đà Nẵng của tôi), và rồi nếu nó hót dài trên 8 âm từ 9-15 âm thì thuốc loại ngoại hạng rồi, loại này hiếm cho nên khi nghe nó hót ta nhận ra ngay. Ngaycảcon chim có 8 âm đổi lên bạn cũng sẽ nhận ra ngay, đừng nói đến 10-15 âm.

Như vậy,

-hót dở: 3-6 âm, chỉ tầm 3-6 giọng hót, nhưng hót qua lại chừng đó suốt, đôi khi clip 10 phút ta chỉ nghe nó hót lập đi lại 1 âm 2 âm giọng.

-hót trung bình: 3-8 âm, hót đảo giọng đổi giọng các âm giọng khác, một con chim hay thì cần phải có khá nhiều giọng khác nhau, khi hót phải đảo/đổi âm giọng để ta nghe không thấy đơn điệu chán. Tệ tệ phải trên 8 giọng khác nhau, chưa kể các âm phụ đề ba. (Phần lớn các em này mà tướng đẹp hơn đều làm chim mồi rất tốt…. chim hót dài giọng chưa chắc đã là chim mồi tốt được).

-hót hay: hót giọng dài âm từ 3-10 âm giọng, và đảo giọng-đổ giọng, trầm bổng lối âm tiết thu hút người nghe, âm giọng phong phú trên 10 giọng khác nhau. Đôi khi có con hay đến mức, mình nó hót mà ta nghe như là vài ba con đang hót. Rất là tuyệt vời để có một con như vậy để chơi nghe hót, và làm chim thầy luyện chim tơ lên, và vẫn có thể luyện làm chim mồi nếu đạt, nếu không vẫn là chú chim hót để chơi.

Còn thể loại mà hót dài lê thê dài như đoàn tàu hỏa, trêncả10 âm 15 âm, đợt có 1 con chim mà nó hót dài như đường tàu trêncả15 không đếm kịp. Loại này ngoại hạng, ít có, và nếu có ta phải nghe hết các âm tiết và nghe nó hót một buổi mới có thể phán hay hoắc dở, vì rõ rằng có vài con hót dài mà líu nhíu líu nhíu chán lắm không ngăn nga lên xuống, như vậy cũng chán và cũng là dở, không hẳn hót dài đã là hay.

Giọng lùa dài đó (tôi gọi lùa… các bạn sau này gọi là “xoắn”) tuy nhiên chỉ một giọng vậy và không đảo đổi giọng khác, không nhắn nhá… nghe lâu sẽ rất chán.

như clip dưới:

Clip này tôi nghe từ đâu hồi 2010, clip tầm 10 phút thôi.
Clip cho là chim Kim Phụng (Huế) nhưng người em ở Huế cũng chơi KP bảo không phải.
Lối âm này tương tự với 2 dòng chim CM Quảng Nam mà tôi có thể so sanh là:
dòng chim Sông Kon và Đại Lộc..
và giống dòng chim Đại Lộc hơn chim hót rất hay dài đảo, lối âm tiết rất phứt tạp thu hút người nghe.

Đảo giọng:
Đảo giọng thì ta rõ rồi, đảo là đổi, tức là ta không nghe nó lập đi lại vài âm giọng clip trong 15 phút mà chỉ nghe 1-3 âm hót đi hót lại, đôi khicả5-10 phút chỉ nghe có 1 âm thôi.

Giọng trầm bổng:
tức là ta phải dùng lối nói chuyện âm vực có dấu của người Việt ta, huyền, sắc, nặng, hỏi/ngã có hết, tức là bass-mid range-treble cócả, nhắn nhã rõ vừng âm vực lên xuống. Bạn có thể so sánh với nghệ thuật hùng biện, bạn lên bục nói mà âm giọng cứ bình bình bình mãi không nhắn nhá thì bạn ngồi nghe chỉ buồn ngủ!

Giọng hót thu hút:
như clip trên, con hót cũng như ca sĩ vậy, ngoài tướng đẹp ra, lối biểu diễn họ phải nhún nhảy mỉm cười và lối hát thu hút khi biểu diễn, khi biểu diễn bạn thấy khán giả đang ngồi buồn ngủ mà bỗng vỗ tay ùa theo thì đó là thành công. Con chim cũng vậy, lối hót làm ta hứng thu nghe, và chờ nó sẽ đảo âm giọng gì để ta nghe tiếp… quá trình hót nó kèm theo các âm phụ như… vít vít… hay rò rò… wẹd wẹd rồi mới vào âm giọng dài, sẽ khiến ta chờ đợi âm dài đó sau các âm phụ.

Như vậy, tôi đã thống kê ra các chi tiết để thẩm âm giọng, cách đếm tính và nghe thẩm âm chim CM hót. Việc nghe chim hót cũng như người tập đàn guitar… chơi lâu ngày đánh tập nghe lâu ngày tự nhiên giỏi ra, nghe phân tích âm tốt lên. Chưa kể chơi với những anh em sành thì họ chia sẻ chỉ từng âm giọng cho mình hiểu thì khả năng thẩm âm của ta lên lẹ chỉ vậy thôi, không dễ mà ngày một ngày hai mà giỏi về thẩm âm con CM! Bạn nuôi qua loa quá cho dù nuôi chục cho đến có vài tay tôi biết nuôi qua 30 năm mà lối nói chuyện kém kiến thức cơ bản về con CM lắm. Nhưng có vài tay chỉ nuôi chơi tầm vài ba năm lại giỏi, e đó là sự yêu thích ham học hỏi ghi nhớ hay có khiếu chẳng hạn!

5/5 - (1 bình chọn)