Site iconChimCanh.Vn

Chào mào – “đệ nhất chim cảnh” dễ nuôi và dễ thuần

Chào mào là một trong những loài chim hót hay được giới chơi chim yêu thích nhất hiện nay. Chào mào thuộc bộ chim sẻ biết hót, phân bố rộng khắp các nước châu Á và một số nơi ở châu Phi với khoảng 149 loài trong 29 chi. Là giống chim dễ nuôi nhưng để có được giọng hót hay thì cần phải có kỹ thuật nuôi nghiêm ngặt.

Tên thường gọi: chào mào, chim râu đỏ

Tên gọi khác: Hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ,…

Tên khoa học: Pycnonotus jocosus

Tên tiếng anh: Red-whiskered Bulbul

Tuổi thọ trung bình: 11 năm

Tập tính: sống thành đàn, đông đúc và ầm ĩ

Thức ăn: trái cây và côn trùng nhỏ

Mục Lục

Môi trường sống của chào mào

Chào mào thường sinh sống trong các khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm nhưng thoáng. Môi trường sống của chúng chủ yếu trên những chảng cây hay rừng thưa, thích hợp để sống bầy đàn với số lượng đông đúc và ầm ĩ.

Đặc điểm nhận dạng chào mào

Đặc điểm nhận dạng chào mào giống tốt, hót hay

Thức ăn của chào mào

Thức ăn chủ yếu của chào mào là trái cây, nhất là chuối, đu đủ, cà rốt hấp, dâu tây, xoài, táo, cam,… Ngoài ra, loài chim này còn ăn một số côn trùng nhỏ, những loài dễ thấy trên nhánh cây. Tuy nhiên, một số dân chơi chim thường lựa chọn cám (loại dành cho chim) làm thức ăn thường ngày cho chào mào. Lưu ý: không nên cho chào mào ăn dế, vì dế hăng, không hợp với chào mào. Ngoài ra, cũng không nên tập cho chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi vì không tốt cho hệ tiêu hóa.

Đừng bỏ qua: Chim Sẻ và 10+ thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Tập tính sinh sản của chào mào

Mùa sinh sản của chào mào thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 hoặc từ tháng 3 đến tháng 10 tùy theo môi trường sống và đặc tính của từng vùng. Mỗi cặp sinh sản 2 lần/ năm. Khi giao phối, chào mào trống sẽ có những màn “ve vãn” chào mào cái thông qua những hành vi cúi đầu, đuôi nhâm nhấp và cánh rũ xuống.

Cả con trống và con mái đều cùng nhau xây tổ, tổ chào mào có hình cốc, được làm trong các bụi cây, tường tranh hoặc những hốc nhỏ rậm rạp bởi các nhánh cây, rễ cây và cỏ. Thông thường, mỗi ổ chào mào thường chứa từ 2-5 trứng có màu đất với các đốm nâu.

Mỗi trứng thường mất khoảng 12 ngày để nở. Cả chim bố và chim mẹ đều tham gia nuôi chim con. Chim con được bố mẹ đút sâu bướm và côn trùng khi còn nhỏ; rồi dần dần được thay thế bằng trái cây khi trưởng thành.

Kỹ thuật nuôi chào mào

Kỹ thuật nuôi chào mào hót hay

Để nuôi chim chào mào hót hay nhanh chóng và hiệu quả nhất, cứ mỗi tuần vài lần, bạn mang chim đến các câu lạc bộ hoặc tụ điểm nuôi chim hót để chim tập làm quen với những âm điệu cơ bản và có dịp học hỏi những “lối hót” của các chim khác về độ trầm bổng trong giọng hót của mình. Tại đây, nếu gặp được “đối thủ” xứng tầm, chim sẽ say mê đấu giọng hàng giờ liền, khiến chim sung sức và hót liên tục ngay cả khi về nhà; từ đó, chim sẽ quen dần và muốn hót mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở các loại băng, đĩa, CD phát tiếng chim chào mào hót và kiên nhẫn luyện tập cho nó trong khoảng từ 1-3 tháng cũng sẽ giúp kỹ năng hót tăng lên đáng kể.

Một số thông tin hữu ích khác

Exit mobile version