Chim Chào Mào là một trong những loài chim rất khó phân biệt con trống hay con mái, đặc biệt là với người mới chơi chim, chưa có kinh nghiệm. Do đặc điểm ngoại hình giống nhau nên nếu chỉ nhìn bề ngoài thì rất khó để bạn biết đâu là chim trống và đâu là chim mái. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, chimcanh.vn sẽ chia sẻ với các bạn nhữngcách phân biệt chim Chào Mào trống mái chính xác nhất. Bạn cùng theo dõi nhé!
1Giới thiệu chung về chim Chào Mào
ChimChào Màocó tên tiếng anh là Red-whiskered Bulbul, thuộc họ nhà chim sẻ biết hót. Giống chimChào Mào thường sinh sốngrải rác khắp các vùng ở Châu Á. ChimChào Mào sở hữugiọng hót trong trẻo, cao vút, thường là 3 đến 4 âm thanh, vì thế bạn sẽ rất dễ nhận ra chimChào Mào khi ở gần chúng.
1.1Ngoại hình của chim Chào Mào
Về ngoại hình của chimChào Mào thì bạn có thể nhận dạng chúng thông qua các đặc điểm sau: Chim có hai má trắng, mào trên đầu to dựng đứng lên, bên trên má trắng chính là má màu đỏ.
Ở Việt Nam, hiện tại loài chim này có nhiều tên gọi khác nhau phụ thuộc vào mỗi vùng miền như:Chào Màomũ, Hoành Hoạch Mồng,Chào Mào,Chào Màođá…. Trong đó, cái tênChào Màovẫn là cái tên thông dụng, được nhiều nghệ nhân sử dụng nhất.
1.2Tập tính sống của chim Chào Mào
Về tập tính sinh sống của chimChào Mào thì chim thường sống theo đàn. Loài chim này haycư trú ở những nơi có nhiều cây cối cao sum suê, gần khu dân cư. Khi bước vào mùa sinh sản,Chào Màothường làm tổ trên những cây cao có tán lá thưa thớt.
Trong tự nhiên, chimChào Mào có tuổi thọ khoảng 10-11 năm. Nếu được chăm sóc tốt trong môi trường nuôi nhốt thì chim Chào Mào có thể sống được lâu hơn nhiều.
1.3Tập tính sinh sản của chim Chào Mào
Về tập tính sinh sản của chimChào Mào thì chim bắt đầu sinh sản từtháng 12 đến tháng 5 năm sau. Ban đầu, loài chim này chỉ sống ở miền nam Ấn Độ tuy nhiên, đến khoảng giữa tháng 3 – tháng 10 thì chimChào Mào sẽdi chuyển đến miền bắc Ấn Độ. Có nhiều cặp chimChào Màocó thể sinh sản được 2 lần trong 1 năm.
Khi chim bước vào mùa sinh sản sẽ có biểu hiện cúi đầu, đuôi nhâm nhấp lên, cánh chim rũ xuống. Đây chính là những hành động “ve vãn bạn tình” của chimChào Mào cái. ChimChào Màothường làm tổ có hình dạng cốc trên các cành cây cao và thưa. Nguyên liệu làm tổ củaChào Màorất đa dạng có thể từ giấy, nilon, rễ cây, vỏ cây, rơm rạ… Trung bình mỗi tổ chim sẽ có từ 2 – 3 quả trứng. Trứng chimChào Màocó màu cà nhạt và xen kẽ các đốm nâu nhạt xung quanh.
Thông thường mỗi quả trứngChào Màodài khoảng 20mm, rộng khoảng 15mm. Trứng sẽ nở sau 12 ngày, cả chimChào Màobố mẹ đều thay nhau ấp trứng và nuôi con. Mỗi ngày chimChào Màobố mẹ sẽ có trách nhiệm tìm sâu bướm, côn trùng mang về tổ để mớm cho chim con đến khi chim con trưởng thành.
2Cách phân biệt chim Chào Mào trống mái chính xác
Chim Chào Mào là một trong những loài chim rất khó phân biệt con trống hay con mái, đặc biệt là với người mới chơi chim, chưa có kinh nghiệm. Để phân biệt được chính xác đâu là chim Chào Mào trống đâu là chim Chào Mào mái thì bạn cần dựa vào các tiêu chí dưới đây:
2.1 So sánh các đặc điểm chung
Chim Chào Mào mái: Chào Mào mái có thân hình nhỏ, đầu chim nhỏ, mình ngắn, mào chim thấp, tách đỏ ít, chân chim mảnh mai. Đồng thời thì chim Chào Mào mái thường hót giọng ngắn, màu lông trên mình chim nhạt hơn chim Chào Mào trống. Mặt chim Chào Mào mái hiền lành và ngơ ngác.
Chim Chào Mào trống: Ngược lại với chim Chào Mào mái, thân hình Chào Mào to và dài, đầu chim to, mào dày và to. Chim Chào Mào trống có giọng hót cao, xổ bọng 5 âm trở lên, mặt chim hung dữ và nhanh nhẹn.
2.2So sánh về giọng hót của chim
Chim Chào Mào trống: Đối với chim Chào Mào được bẫy đấu ở ngoài trời sẽ xổ bọng từ 5 – 12 âm khi cho vào đánh nhau với chim mồi thì có thể khẳng định 100 % là chim Chào Mào trống. Chào Mào trống thường xổ bọng từ 5 âm trở lên. Và giọng chim trống rất to, vang, gắt. Chim Chào Mào có thể đổi nhiều giọng khác nhau như: quýt quýt wù wiu quýt wìu, hoặc quýt wu wiu wiu quýt wi wìu, âm cuối thường cao hẳn lên.
Chim Chào Mào mái: Ngược lại so với chim Chào Mào thì chim mái chỉ xổ bọng từ 3 – 4 âm, trường hợp cá biệt cũng có con xổ tới 5 âm tuy nhiên khá hiếm. Chim Chào Mào mái thường hót giọng huýt hù hiuuu, quýt wu wiuuuu, huýt huýt hiuuu….Âm cuối cùng thường nhỏ hẳn xuống và kéo dài ra.
2.3So sánh về cách chơi của chim
Chim Chào Mào trống: Nếu như bạn được tận mắt nhìn chú chim Chào Mào chơi thì xác suất tuyển được chim Chào Mào trống sẽ là 90%. Bạn có thể áp dụng mang thử 1 chú chim thuần đã chơi tốt ( lưu ý không mang chim mái) ra kè thử. Nếu như bạn thấy con Chào Mào nào có thái độ chớp cánh, bu lồng đòi chơi hoặc là con chim Chào Mào nào hót đấu, ché thì con đó là chim trống.
Chim Chào Mào mái: Với chim Chào Mào mái thì khác, chim mái khi kè thì mặt chúng sẽ ngơ ngác ra, không có thái độ chơi gì cả. Thỉnh thoảng cũng có trường hợp chim Chào Mào mái khoảng 1, 2 mùa khi thả vào lồng tập thể, hoặc lúc mang chim thuần tới kè thì nó cũng chớp cánh. Khi bạn bắt chim ra thì nhớ nhìn vào bộ tách đỏ của chim Chào Mào xem nhiều hay ít. Nếu ít thì là chim cái.
2.4So sánh về bộ mặt của chim
Nếu như các bạn không có điều kiện bẫy, hoặc nghe chim Chào Mào xổ bọng thì có thể kiểm tra bằng phương pháp nhìn vào bộ mặt của chim.
Chim Chào Mào trống: Thông thường chim Chào Mào sẽ có đầu to, mào cao, mỏ dài, bộ mặt hung dữ. Đặc biệt là tách chim đỏ, nhiều lông và lông chim dài hơn chim mái.
Chim Chào Mào mái: Những chú chim Chào Mào mái thì có đầu nhỏ, mỏ ngắn, mào thấp, mặt hiền. Mào của chim Chào Mào thường cụp xuống. Phần lông má của chim đỏ tươi và ít lông.
2.5So sánh về thân hình của chim
Chim Chào Mào trống: Chào Mào trống có thân hình to, dài đòn, đuôi chim dài, mào chim cao, lông cánh của chim Chào Mào dài khoảng 9 cm. Chim Chào Mào trống nhanh nhẹn hơn chim mái rất nhiều.
Chim Chào Mào mái: Thì như đã nói trên, chim Chào Mào mái có thân hình nhỏ, đuôi chim ngắn, người ngắn, lông cánh của chim mái ngắn, mào chim thấp, tách đỏ ít. Và bộ lông của chim Chào Mào mái có màu nhạt hơn so với chim trống.
Một cách nhìn bề ngoài dễ dàng hơn đó chính là nhìn lông mao ở sau gáy con chim Chào Mào. Lông mao là loại lông tơ mỏng và mọc dài hơn so với lông bình thường. Chim Chào Mào trống thường có 1 đến 3 cọng lông, trong đó có 1 sợi dài nhất. Còn với chim Chào Mào mái thì không có cọng lông nào, nếu có thì cũng rất là hiếm.
2.5So sánh bằng cách cầm chim trên tay
Với cách này thì bạn sẽ cầm nhẹ nhàng con chim Chào Mào trên tay, sao cho phần bụng Chào Mào quay xuống dưới đất,sau đó thả lỏng tay nhẹ nhàng. Tiếp tục bạn sẽ bất ngờ lật ngược con chim Chào Mào lại cho bụng quay lên trời. Lưu ý là lúc làm nhớ quan sát thật kỹ nhé.
Chim Chào Mào trống: Nếu là chim trống thì chim sẽ rướn đầu ra phía trước và lông đuôi xòe rộng ra.
Chim Chào Mào mái: Nếu là chim mái thì chúng sẽ rụt đầu lại, đuôi vẫn xếp vào chứ không xòe. Đồng thời thì chim Chào Mào mái sẽ dạng 2 chân ra.
Ngoài ra thì nhiều người còn phân biệt chim Chào Mào trống và Chào Mào mái qua cách đếm lông đuôi, và nhìn các chấm đen ở cuối lưỡi của chim. Chim Chào Mào trống có 12 cọng lông đuôi và 3 chấm đen. Chim Chào Mào mái thì 10 cọng lông đuôi và 2 chấm đen nhạt. Tuy nhiên, cách này không chính xác lắm, vì chim Chào Mào ở mỗi miền sẽ có chấm đen khác nhau. Nhiều con Chào Mào trống không có chấm nào, còn Chào Mào mái thì 2, 3 chấm đen.
3Cách phân biệt chim Chào Mào non trống và mái
Phân biệt chim Chào Mào trưởng thành đã khó, thì việc phân biệt chim non lại càng khó hơn. Bạn cần để ý các đặc điểm sau:
3.1Nếu chim Chào Mào cùng tổ
Chim Chào Mào cùng tổ tỉ lệ chọn được Chào Mào non trống sẽ là 95%. Thường thì mỗi lứa sinh sản, chim Chào Mào đẻ 2 hoặc 3 trứng. Trong đó luôn có cả con trống và con mái. Chim trống thường nở sớm hơn con mái. Nếu như tổ chim có 2 trứng thì trứng đầu tiên sẽ là Chào Mào mái. Còn nếu tổ Chào Mào có 3 trứng thì trứng thứ nhất hoặc là thứ 3 sẽ là chim trống.
Trường hợp, bạn bắt được tổ chim mà không biết con nào nở trước thì chọn bằng cách sau: Hãy xem con nào người to, mình to, đầu to, mắt méo hơn các con chim còn lại thì đó là chim Chào Mào trống.
Bạn cũng có thể nhìn qua lông đuôi, chân của chim bằng cách: Xem lông đuôi ( lông bút ) của chim Chào Mào lúc đã toe ra, đuôi con nào dài hơn các con khác thì đó là chim trống. Chân chim trống non có màu xám hơn chân chim mái. Cách này chính xác đến 99%.
3.2Nếu chim Chào Mào khác tổ
Nếu như bạn mua chim từ cửa hàng, những con chim Chào Mào khác tổ nhau thì có thể sử dụng cách sau: Chọn chú chim Chào Mào non nào đầu to, mình to, mào chim có màu sẫm hơn, thì là chim trống. Hoặc bạn có thể nhìn vào lông đuôi xem con Chào Mào nào dài hơn, lông đuôi, và lông cánh ôm gọn thì cũng là chim trống. Hoặc một đặc điểm nữa là chim trống có mắt méo, ít vẫy cánh và đòi ăn. Chọn những con như này sẽ có tỷ lệ là chim trống cao.
4Nên nuôi chim Chào Mào trống hay mái?
Sau khi các bạn đã nắm được cách phân biệt chim Chào Mào trống mái ở trên thì chắc chắn nhiều bạn đang thắc mắc là nên nuôi chim Chào Mào trống hay mái? Việc nuôi chim Chào Mào trống hay mái còn tùy thuộc vào sở thích của từng người.
Có những người thì thích nuôi chim Chào Mào mái, tuy nhiên lại có người thích nuôi chim Chào Mào trống. Mỗi loại chim sẽ có những ưu điểm và sự thú vui riêng. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn nuôi chim Chào Mào để thi đấu, muốn sở hữu chú chim hót hay, căng lửa thì nên nuôi chim Chào Mào trống.
Bên cạnh đó, thì khi chim Chào Mào trống đang lên lửa, bạn cũng nên nuôi thêm Chào Mào mái để kích thích cho chim trống. Hoặc trong trường hợp Chào Mào trống không chịu lên lửa thì bạn có thể áp dụng phương pháp kích lửa cho chim trống bằng chim mái.
5Những lưu ý khi chọn chim Chào Mào
Để chọn được những chú chim Chào Mào khỏe đẹp, có tố chất thì các bạn cần dựa vào các tiêu chí dưới đây:
– Ngoại hình và toàn thân chim Chào Mào phải xinh đẹp, khỏe khoắn, lông chim mượt mà, bóng bẩy, ôm vào cơ thể.
– Lông hai bên mái và lông hậu môn, mi mắt của chim Chào Mào phải có màu đỏ đậm, tươi sáng. Lông không được pha màu hay loang lổ.
– Hai chân chim Chào Mào phải sẫm màu, chân chim Chào Mào cao và to, di chuyển linh hoạt, hoạt bát. Không chọn những con Chào Mào chân nhỏ, khoằn khoèo.
– Kích thước, ngoại hình của chim Chào Mào trung bình, không quá to cũng không quá nhỏ. Không chọn những con chim có ngoại hình bất thường.
– Chọn những chú chim Chào Mào có đầu to và gốc mào dày. Đây sẽ là những con chim Chào Mào trống có sức khỏe và năng lực thi đấu tốt.
– Cần chú ý lựa những con chim Chào Mào có tách to lớn và xệ xuống. Tách chim Chào Mào càng to thì càng tốt, có khả năng dọa nát đối thủ.
– Nên chọn những chú Chào Mào có miệng rộng, mỏ mỏng và ngắn. Đồng thời phần hầu chim to vì những con này thường giọng hót tốt.
Trên đây là những thông tin chi tiết mà chimcanh.vn đã chia sẻ với bạn về cách phân biệt chim Chào Mào trống mái chính xác nhất. Mong rằng với những thông tin hữu ích này, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chọn chim và chăm sóc tốt nhất cho chú chim Chào Mào của mình. Chúc bạn thành công!
Lưu ý
Cần tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh cho chim Chào Mào. Không để chim Chào Mào ở những nơi quá ồn ào khiến chim sợ hãi. Lồng chim Chào Mào cần có kích thước vừa phải, để chim có không gian hoạt động thoải mái nhất.
Cung cấp nguồn thức ăn đa dạng, đầy đủ cho chim Chào Mào. Nếu chim Chào Mào không nhận đủ dinh dưỡng sẽ yếu ớt, xù lông, dễ mắc bệnh và chết. Do đó, bạn cần có chế độ ăn hợp lý cho chim.
Chim Chào Mào hay tự mổ chân, tự cắn cánh và phá đuôi của mình. Nguyên nhân là do chim ngứa ngáy khó chịu. Vì thế bạn cần phải thường xuyên cho chim Chào Mào tắm nắng, tắm nước mỗi ngày. Và quan trọng là giữ vệ sinh sạch sẽ lồng của chim Chào Mào.
Trong quá trình chăm sóc chim Chào Mào cần phải luôn luôn giữ ấm cho chim. Nếu thời tiết có dấu hiệu lạnh thì bạn nên thắp đèn để sưởi ấm cho chim Chào Mào. Còn nếu thời tiết nóng thì chỉ bạn hãy cho chim Chào Mào phơi nắng mỗi ngày.
Câu hỏi thường gặp
- 1. Thức ăn yêu thích của chim Chào Mào là gì?Chim Chào Mào thích ăn nhất là các món từ hoa quả tươi như chuối, cam, táo, cà rốt… Tuy nhiên, bạn không nên cho chim Chào Mào ăn một loại thức ăn mà cần xen kẽ các loại thức ăn khác nhau như trái cây, mồi tươi và cám để chim Chào Mào phát triển toàn diện.
- 2. Nuôi chim Chào Mào trống hay mái tốt hơn?Việc nuôi chim Chào Mào trống hay Chào Mào mái còn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Có người thì thích nuôi chim Chào Mào mái, có người thích nuôi chim Chào Mào trống. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn sở hữu chú chim Chào Mào hót hay, căng lửa thì nên nuôi chim Chào Mào trống.