Chim yến hót là một loài chim cảnh được con người thuần dưỡng từ loài chim Canary hoang dã, có nguồn gốc từ quần đảo Canaria. Chim yến hót có mình thon cao, lanh lợi, cường tráng và tiếng hót nhỏ, êm dịu, du dương. Chim yến hót có nhiều màu sắc khác nhau, như màu lục, màu vàng đậm, hay sặc sỡ nhiều sắc.
Như phần trên chúng tôi dã có dịp trình bày, người đời nuôi chim Yến hót, ngoài việc thưởng thức giọng hót du dương âm điệu ra, còn được chim ngưỡng đến no mắt những giai điệu màu sắc tuyệt vời do bộ lông của Yến hót mang lại, dù óc tưởng tượng của nó phong phú đến đâu chắc cũng không thể hình dung ra nổi!
Nhờ vào việc áp dụng luật di truyền, nhờ vào sự hăng say của nghề nghiệp, sự quyết tâm của các nhà điểu học tài ba khắp thế giới, mà ngày nay từ con Yến xanh (Vert) hoang dã ở quần đảo Canaries, đã tạo ra Yến có bộ lông màu trắng, màu vàng, màu son đỏ, màu biếc, màu xanh lá cây, màu đồng thau, màu xanh đá, màu vàng cam, màu dã thú, màu nâu chanh, màu xám bạc lung linh ánh sắc…
Đã thế, có những giống Yến mới được lai tạo với hình dáng khác lạ, với kiểu lông hấp dẫn, càng nhìn càng mê, dù người khó tính đến đâu cũng không thể chê bai vào đâu được!
Thành quả đó, phải nói là do những công trình vĩ đại của những nghệ nhân có tên tuổi lớn như Duncker, Brunot, Matern Norduyn, Gilles, Gameroun, Grégoire, th.Jansen, Lombeau, Martin Weyling… và hàng ngàn vạn vị khác. Đây là những con người tài hoa, có duyên nợ ngàn đời với Yến, mê chim Yến như quí đời sống của chính mình.
Những nghệ nhân tên tuổi lớn đó sau hàng chục năm miệt mài với công việc đúng với sở thích của mình, nên đã cống hiến cho đời những thành quả to lớn của họ, thật đáng cảm phục.
Được biết, từ năm 1607, ở Hầu quốc Bavière (miền nam nước Đức) giống Bạch Yến ra đời đã được mọi người hết sức tán thưởng, đã cho đây là một kỳ tích đáng ca ngợi. Giới quí tộc, vương tôn công tử khắp thế giới đổ xô đặt hàng mua cho bằng được, dù với giá nào.
Đặt cạnh con Yến xanh, Yến bạch trở nên sang cả, quí phái như một bà hoàng đứng cạnh một người quê kệch, chính vì vậy địa vị của nó thời đó được nâng cao, muốn mua được mà chơi cũng phải trả giá “trên trời”, người nghèo làm sao dám mơ ước!
Sự đăng quan của chim Bạch Yến nào năm 1607 đã thôi thúc lòng hăng say của những nghệ nhân, những nhà điểu học tài ba trên thế giới chăm chú hơn vào công việc lai tạo cho mình những giống quí hơn. Và sự cố gắng không ngừng đó của họ đã đưa họ lên đài vinh quang. Đó là khoảng gần một thế kỷ sau đó, đầu thế kỷ thứ 18, năm 1700, Hervieux e Chanteloup đã có một danh sách Yến màu trong tay, gồm 29 loại với các màu sắc đa dạng như màu vàng, màu xanh, màu mã não ửng vàng, màu đỏ, màu thủy tiên mắt đen và mắt đỏ…
Với cả rừng màu sắc sáng trưng đa dạng đầy hấp dẫn đó, loại Yến màu trở nên niềm mơ ước nhất đối với nghệ nhân chơi chim khắp thế giới. Và thành quả to lớn ấy đã thúc đẩy các nhà chăn nuôi chuyên nghiệp tiếp tục đi vào con đường tạo sắc cho Yến hót hơn nữa.
Công việc tạo sắc đó của họ càng ngày càng tổ chức có khoa học hơn, thay thế cho các cách thực hành xưa cũ chỉ dựa vào kinh nghiệm và công lao của bản thân.
Những người tạo sắc cho Yến hót bắt tay vào việc nghiên cứu luật tự nhiên đến tính tự hữu, nội tại của chim và nghiên cứu thêm về sự di truyền để biết những tác nhân nào chịu trách nhiệm cho tánh di truyền nào… Và kết quả đem lại, như ngày nay chúng ta được thấy đó, màu sắc của Yến hót đã được phong phú hóa đến mức ngoài sự mong ước của mọi người… đó là điều đáng cảm phục và chắc chắn thành quả tốt đẹp đó, sau này vẫn còn tiến xa hơn nữa.
Giới nuôi chim Yến hót ngày nay được cái diễm phúc là do Yến màu ngày nay đã phổ biến sâu rộng, giá lại phải chăng, nên không những chỉ có người giàu mà người nghèo cũng có thể chơi được.
Tất nhiên, chim cũng có con tốt con xấu, và qua sự tốt xấu đó mà giá cả có phần chênh lệch.
Để đánh giá một con chim tốt, xấu ra sao, chúng tôi xin trình bày một thang điểm của Yến hót, do hệ thống quốc tế phán định như sau:
– Màu sắc của chim đến 50 điểm
– Vóc vạc đến 10 điểm
– Cách đi đứng đến 15 điểm
– Hình thức đến 10 điểm
– Bộ lông đến 10 điểm
– Trạng thái đến 10 điểm
Tổng cộng 100 điểm
Cứ căn cứ vào bảng giá đó mà chúng ta dễ dàng định giá trị của từng con chim một để chọn nuôi.
Màu sắc trong bộ lông chim Yến hót là sắc tố mà máu truyền lên lông. Màu được qui cho sắc tố. Nói một cách khác, tác nhân của màu định đoạt về sự sống có mặt hay không của sắc tố. Mỗi tác nhân có nhiệm vụ hình thành một màu riêng cho chim.
Người ta đã tìm ra được bốn tác nhân sau đây:
– Tác nhân vàng
– Tác nhân đỏ
– Tác nhân đen
– Tác nhân nâu
Được biết, với Yến hoang dã và Yến nuôi, có ba thứ màu, mỗi màu do một chất men riêng tạo thành, và truyền lại như một đơn vị thừa kế được biệt lập một mình.
Màu vàng được coi như do lipochrome (một chất mỡ màu) vàng tạo ra trải đều bộ lông chim, và làm phông cho những màu đậm hơn ở bên trên như nâu hoặc đen.
Màu vàng có hai sắc giai: một là vàng đậm và một là vàng lợt.
Ở màu vàng đậm ta thấy bộ lông có sớ dày hơn chất vàng trải khắp đến màu lông, đến biên lông.
Ở màu vàng lợt, bộ lông dày, chất vàng lợt không đi đến đầu lông, khiến biên lông có màu trắng mờ mờ…
Nếu cho chim vàng đậm phối ngẫu với nhau thì con cái chúng đa số là vàng đậm, nhưng cũng có số ít lông vàng lợt.
Còn nếu cho chim vàng lợt phối ngẫu với nhau thì con cái chúng đa số là vàng lợt, cũng có thiểu số vàng đậm.
Những màu đen và nâu đều qui cho sự hiện diện các hắc tố. Màu đen ở trong bộ lông chim dưới dạng những hột nhỏ hình dài, trong khi màu nâu là những hột nhỏ dưới dạng hình tròn.
Cách sắp xếp những hột nhỏ hình dài và tròn đó đã đem lại hiệu quả có ảnh hưởng đến màu sắc bộ lông chim Yến hót.
Nơi nào những hột kết tụ dày lại thì sắc lông chim trở nên đậm.
Ngược lại, nêu hột dàn trải mỏng thì nơi ấy sắc lông lợt.
Hắc tố có nhiệm vụ nhuộm cho đôi mắt của chim. Khi chim có hắc tố màu đen thì mắt chim màu đen. Khi chim có hắc tố màu nâu thì chim có mắt màu đỏ. Do vàng và nâu kết hợp lại.
Nói cách khác, khi Yến hót có mắt màu đỏ thì trong mình chúng không hiện diện hắc tố màu đen.
Một con Hoàng Yến có mắt đen, là trong mình có sự hiện diện của hai hắc tố đen và nâu.
Một chim có màu nền trắng mang hai hắc tố đen và nâu, mắt chim đó màu đen. Còn nếu chim màu nền trắng mà chỉ mang một hắc tố nâu, thì chim đó có mắt màu đỏ.
Sự hiện diện hay khiếm diện các sắc tố không dính líu đến các tác nhân nhuộm màu. Tác nhân nhuộm màu được định đoạt bởi các tác nhân khác. Đó là tác nhân của sự biến đổi. Nó kiểm soát sự phân phối hắc tố trên bộ lông, trên mắt và nhiều vùng khác, trên cơ thể của chim.
Yến hót có mầu bình thường ở cánh như màu vàng, xanh, nâu, không phải là chim bình thường, trong tinh chất của nó. Một chìm có màu tương tự có thể có một cơ thể bằm thọ thái hóa rất yếu, đó là chỉ mang một tác nhân màu vàng, thay vì phải có đến hai. Chữ bình thường dùng ở đây có nghĩa là màu bình thường.
Để hiểu rõ ràng nguyên nhân màu trắng trong bộ lông Yến hót, chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân có bộ lông màu vàng.
Nhà điểu học tài danh Gustave Smet đã đưa ra một thí nghiệm sau đây để chứng minh một công thức di truyền về tác nhân di truyền của Yến hót:
Ông dùng chữ I hoa để chỉ sự hiện diện màu vàng, và dùng chữ j thường để chỉ sự khiếm diện. Và dùng chữ B hoa để chỉ sự hiện diện màu trắng, chử b thường chỉ sự khiếm diện.
Bây giờ nếu cho phối ngẫu một trống vàng với một mái trắng không có màu vàng, thì dùng:
J.J chỉ chim trống có hai tác nhân vàng, một tác nhân thừa kế của cha và một tác nhân thừa kế của mẹ.
B.B chỉ con mái trắng.
Từ đó sinh ra công thức:
JJ x BB
JJ là chim trống có hai tác nhân màu vàng như đã nói ở trên, không nói rõ chim trống không mang tác nhân trắng nên công thức chưa đầy đủ.
Vì có sự xen kẽ màu trong việc phối ngẫu, vì muốn chỉ dẫn đầy đủ, chúng ta dùng JJbb cho trống vàng và chim mái trắng chúng ta dùng BBjj để chỉ rõ chim mái không thừa kế màu vàng. Công thức trên trở thành:
Phối ngẫu JJ bb, con trống vàng có hai tác nhân vàng (không có tác nhân trắng) với BB jj con mái có hai tác nhân trắng (không có tác nhân vàng).
Tất cả tinh trùng của chim trống đều mang Jb. Tất cả trứng của chim mái đều mang Bj. Kết quả cuộc phối ngẫu này là chim con mang một tác nhân vàng và một tác nhân trắng.
Màu vàng không phải sinh ra từ một tác nhân, mà nó được sinh ra từ hai tác nhân hoạt động riêng lẻ, đó là tác nhân vàng và tác nhân đỏ.
Tác nhân thứ nhất là tác nhân F sinh ra một chất không màu gọi là lipochrome, dùng để làm màu vàng và đỏ.
Tác nhân thứ hai G là một chất men biến đổi nguyên màu ra chất lipochrome vàng.
Hai tác nhân F và G đều truyền cho đời con đời cháu và cả hai đều di truyền biệt lập nhau. Những con thừa kế (con cháu sau này) được cả hai tác nhân FF và hai tác nhân GG, đều có màu căn bản vàng.
Sự phối ngẫu hai Yến hót bình thường FFGG.
Chỉ có màu căn bản được xét ở đây, hắc tố không được vẽ ra. Chất nhuộm vàng lipochrome có nhiều công việc phải làm, và đó là vấn đề tối quan trọng, vấn đề sinh tử.
Lý do chưa biết rõ, nhưng người ta biết rằng một Yến hót có thể sống được khi có một số lượng prolipochrome. Số lượng prolipochrome tùy thuộc sự thừa kế tác nhân F.
Sự thừa kế hai tác nhân F dẫn đến việc hình thành một số lượng prolipochrome.
Nếu sự thừa kế tác nhân F chỉ tạo một số lượng thiếu ít prolipochrome chim sẽ chết yểu từ trong trứng hoặc khi vừa mới nở ra.
Tác động của tác nhân F là hình thành chất prolipochrome, chất này có hiệu lực từ ngày thứ 5 của ngày ấp trứng.
Còn tác động của tác nhân G trên chât prolipochrome tạo ra chất vàng lipochrome. Số lượng chất vàng này có thể thấy trên bộ lông chim. Sự hình thành sắc tố vàng tùy thuộc hai điều:
– Số lượng prolipochrome phải được chuyển hóa bởi tác nhân G.
– Lịch trình phát triển lông.
Nếu tác động của tác nhân G trên chất prolipochrome đã được mở đầu trong lúc lịch trình trưởng thành của lông cũng mở đầu, thì sắc tố vàng được cung cấp đầy đủ cho lông. Nếu lông phát triển sớm hơn sự hình thành chất nhuộm vàng thì phần lớn bộ lông không có sắc tố.
Trong trường hợp chim con là FF, chất lipochrome hình thành sớm cũng còn đủ thì giờ để sắc tố vàng trải đều trên phần lớn bộ lông. Nhưng trong trường hợp chim con chỉ thừa kế một tác nhân F thì sự hình thành chất prolipochrome mới khởi diễn từ sau.
Cũng có sự hình thành chất prolipochrome tiến hành chậm nên số lượng chất nhuộm vàng ít.
Kết quả là những chim ấy chỉ có một sắc giai vàng được thấy ở lông vai và cánh.
Do hoạt động của hai lịch trình riêng lẻ nhau, sự hình thành chất prolipochrome, sự phát triển bộ lông có màu trắng mạnh nhất, có thể cho thấy trên lông nó nhiều màu vàng, nhưng đến kỳ chim thay lông thì màu vàng dư này sẽ biến hết…
Tác nhân G là tác nhân chủ yếu của sự thay đổi, qui định chỗ cho hắc tố có thể xuất hiện, còn tác nhân A và B là tác nhân của sự thay đổi thứ yếu qui định những sự thay đổi trong những chỗ mà tác nhân G qui định.
Sự phân tích các kết quả thí nghiệm chỉ rõ ràng về sự thay đổi, Yến hót có thể chia làm ba nhóm chính:
Nhóm nhất: màu một đến thiếu. Chữ thiếu ở đây có nghĩa là trong bộ lông có một hay nhiều lông trắng, hay một màu đỏ có nhiều vết đen, nâu.
Nhóm hai: có màu lông chim trang trí to hoặc nhỏ.
Nhóm ba: có chấm hướng về màu trắng.
Xét thấy, nhóm thứ nhất có thể coi là thuần chủng. Nhóm hai coi là dị chủng và nhóm ba coi là không mang tác nhân chủ yếu cho việc thay đổi.udn
Sự thay đổi đầu trình diễn một cách tự nhiên. Trong màu của chim Yến bình thường đều qui vào một biến thái của sắc tố đen, sắc tố nâu (xuất hiện như màu phông). Đó là ba màu của Yến hót thường mang.
Màu nâu là một thí dụ về thay đổi chủng loại.
Màu đen là sự hiện diện của một tác nhân đen. Thiếu tác nhân đen thì không thể có màu đen.
Ngoài ba tác nhân vàng, đen và nâu, không có một tác nhân Isabelle. Màu Isabelle là màu nâu được mang với màu đen bởi những chim có mắt đen và thể chất bình thường.
Nói rõ hơn, màu Isabelle không được qui cho một tác nhân Isabelle, mà là do thiếu vắng tác nhân đèn.
Màu đen và nâu trên phông vàng cho màu xanh lá cây.
Màu nâu trên phông vàng cho màu Isabelle.
Trong loài chim, đơn vị tỉnh dục trống gọi là X nhiễm sắc thể, và đơn vị tinh dục mái là Y nhiễm sắc thể.
Một chim trống có đến hai nhiễm sắc thể XX, một thừa kế của cha và một thừa kế của mẹ.
Một chim mái cũng có một nhiễm sắc thể X (thừa kế của cha), và một nhiễm sắc thể Y (thừa kế của mẹ), tức là XY.
Như vậy mỗi tinh trùng chim trống đều mang XX nhiễm sắc thể, còn chim mái thì sản xuất hai thứ trứng, một loại có X nhiễm sắc thể, và loại kia có Y nhiễm sắc thể.
Từ đó cho ta thấy, một tinh trùng X nhiễm sắc thể, gặp một trứng cũng có X nhiễm sắc thể, thì chim con sẽ là chim trống (nó có XX nhiễm sắc thể).
Còn một tinh trùng X nhiễm sắc thể gặp một trứng Y nhiễm sắc thể, thì chim con sẽ là chim mái (mang XY nhiễm sắc thể).
Như vậy, trong buồng trứng của chim Yến hết mái đã có những trứng chỉ nở ra chim trống, và có những trứng chỉ nở ra chim mái mà thôi.
Cũng theo kết quả sự nghiên cứu công phu của Gustave Smet, Chủ tịch liên đoàn bảo dưỡng Yến hót của Paris thì Yến màu trắng là do một hay hai lý do chính sau đây:
– Do thừa kế màu vàng nhưng số lượng ít nên chất lipochrome không đủ sức tạo nên màu vàng.
– Do thừa kế một số lượng lipochrome, không thừa kế tác nhân hình thành màu vàng.
Trong hai trường hợp đó thì trường hợp đầu màu trắng của chim cực mạnh, còn ở trong trường hợp hai, màu trắng rất yếu.
Màu trắng cực mạnh thừa kế GG (hai tác nhân tạo ra màu vàng), nhưng chỉ có một F (tạo lipochrome). Số lượng lipochrome không đủ dùng cho những nhu cầu sinh tồn của chim, nó cũng không đủ cho tác nhân GG tạo ra chất nguyên lipochrome để nuôi đầy đủ bộ lông chim vàng, chỉ làm gợn vàng trên cánh và trên vai chim mà thôi.
Màu trắng cực mạnh của một chim Yến hót có hai tác nhân trắng và vàng, nhưng tác nhân trắng thống trị tác nhân vàng, có hiệu lực với bộ lông nên chim mới có màu lông trắng.
Một chim trắng cực mạnh sinh ra một số tinh trùng bằng nhau về màu trắng, màu vàng.
Một chim mái sinh ra một số trứng bằng nhau, trứng cho màu trắng, trứng cho màu vàng.
Khi một tinh trùng vàng gặp một trứng cho màu trắng, kết quả sẽ là trắng cực mạnh.
Khi một tinh trùng trắng gặp một trứng cho màu vàng, kết quả cũng là trắng cực mạnh.
Khi một tinh trùng vàng gặp một trứng cho màu vàng thì, kết quả là vàng bình thường.
Khi một tinh trùng trắng gặp một trứng cho màu trắng, kết quả sẽ là trắng cực mạnh thuần khiết, nhưng chim con đó chết yểu (do sự thiếu vắng nguyên chất lipo- chrome, chất cần thiết cho sự sinh tồn).
đôi à Bởi vì trắng cực mạnh di hại khi nó một mình hay có đôi (do thừa kế của cha mẹ) nếu phối ngẫu với một chìm bình thường thì giao tử trắng do cha mẹ di truyền lại phải gặp một giao tử vàng. Kết quả là cá thể bình thường.
Màu trắng của Yến trắng cực mạnh là màu trắng giá ngự trên màu vàng, nên một chim đã thừa kế một tác nhân trắng cực mạnh và một tác nhân vàng, phải là chim trắng.
Một chim màu sắc bình thường rẽ dòng từ cha mẹ trắng cực mạnh thì nó không có tác nhân trắng cực mạnh. Nếu kết quả có ngược lại là do chính màu sắc nó không bình thường.
Màu trắng cực mạnh mang theo tác nhân đen và nâu, ngoài tác nhân trắng và vàng. Như vậy mắt nó mầu đen. Nếu nó không mang theo tác nhân màu đen thì mắt nó sẽ màu đỏ.
Còn các phân phối hắc tố trên bộ lông thì cách thức phân phối đều tùy thuộc vào những tác nhân của sự thay đổi mà chúng thừa kế.
Sự phối ngẫu hai cá thể chấm và đốm thì sinh ra những cá thể chấm lợt và đốm đậm.
Sự phối ngẫu hai chim trắng mắt đen sẽ cho ra bầy con hoàn toàn mắt đen, nếu chim trống cha thuần khiết về tinh mắt đen.
Còn sự phối ngẫu hai chim trắng mắt đỏ thì bầy chim con đều mắt đỏ cả.
Được biết màu đen trong mắt chim trống không phải nó tinh khiết về tỉnh ấy, nhưng sự hiện diện màu đen trong mắt chim mái thì lại khác, đó là bằng chứng mái có tình khiết về tinh mắt đen.
Về màu biếc cực mạnh cũng giống như màu trắng cực mạnh. Nó mang một tác nhân trắng, một tác nhân vàng, tác nhân đen và nâu. Sự khác biệt giữa màu biếc và màu trắng có mắt đen hiện hữu trong những tác nhân của sự thay đổi, ở chỗ trắng tinh khiết có mắt đen thiếu những tác nhân của sự thay đổi, mặc dầu nó mang đen và nâu những vẫn không thể trưng bày những màu này trên bộ lông của nó.
Nếu cho phối ngẫu một trắng cực mạnh với một chim vàng bình thường (chim thiếu tác nhân của sự thay đổi) cho ra số con gần bằng nhau: trắng tinh khiết và vàng bình thường. Còn cho phối ngẫu chim biếc cực mạnh với một chim có màu xanh lá cây bình thường (nên hiểu là có sự tương giao đầy đủ những tác nhân của sự thay đổi) ta thấy chúng vẫn cho ra một số con gần bằng nhau có màu biếc và màu xanh lá cây.
Một chim mái biếc không có màu Isabelle, nhưng trống biếc sinh ra từ Isabelle ửng bạc hay Isabelle ngoi vàng, nếu cha nó được sinh ra từ một chim trống mắt đỏ, thì nó có thể mang màu Isabelle.
Trong trường hợp đem con này cho phối ngẫu với một con chim mái xanh lá cây thì chúng sẽ sinh ra lứa con đa dạng như sau:
– Tinh khiết cho tính mắt đen
– Chim trống biếc và xanh lá cây.
– Mái Isabelle ửng bạc.
– Mái isabelle ngời vàng.
Còn nếu đem con trống đó phối ngẫu với mái Isabelle thì chim trống sinh ra là Isabelle ửng bạc, và có cả Isabelle ngời vàng.
Isabelle ửng bạc cực mạnh có mang một tác nhân trắng, một tác nhân vàng, và một hoặc hai tác nhân cho màu nâu. Do thiếu vắng tác nhân đen, hắc tố đè lên nền trắng của chim, sẽ tạo ra Isabelle ửng bạc.
Chim trắng mắt đỏ mang trắng, vàng, nâu, nhưng thiếu tác nhân của sự thay đổi, còn Isabelle ửng bạc lại có tác nhân của sự thay đổi.
Nếu cho một Isabelle ửng bạc với một Isabelle ngời vàng (đều thuần nhất về màu cho tinh Isabelle, nếu ráp cặp theo cách sau đây:
– Isabelle ửng bạc với Isabelle ửng bạc
– Isabelle ửng bạc với Isabelle ngời vàng.
Kết quả sẽ cho ta đàn con có tính ứng bạc và ngời vàng.
Những điều đã nói về sự phối ngẫu tương quan đến trắng và biếc, có thể đem áp dụng cho Isabelle ung bạc được.