Cách Phòng Và Trị Bệnh Cúm Cho Chào Mào

Dịch cúm gia cầm đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Cúm gia cầm lây rất nhanh trong điều kiện độ ẩm cao và thời tiết lạnh.

Virus cúm A H5N1 này thường sống trên các loại gia cầm vịt, gà, chim cu, các loại chim di trú. Loại virus này biến thể rất nhanh, và hiện nay chưa có cách nào phòng trừ triệt để. Và chim chào mào cũng thế, hiểu được nguyên nhân và cách lây bệnh sẽ giúp được phần nào bảo vệ chú chim của mình tránh được dịch cúm.

_Nguyên nhân: Do virus cúm A H5N1 gây ra và sống ký sinh trên gia cầm cũng như các loại động vật có vú khác.

_Lây nhiễm: Truyền từ con này qua con khác, và truyền qua không khí, thức ăn, phân nên tốc độ lan truyền rất nhanh.

_Triệu chứng: chim đứng 1 chỗ, bỏ ăn, xù lông, chảy nước mắt, mặt mày tím tái.

_Hậu quả: làm gia cầm, chim chết hàng loạt, và người ăn gia cầm nhiễm virus cũng mắc bệnh nếu không nấu chín 100%.

_Phòng bệnh cúm cho chào mào: Về cách phòng bệnh thì báo đài có nói nhiều, nếu vùng bạn đang sinh sống đang có dịch cúm trên gia cầm thì cần phải phòng tránh theo các cách sau đây :

  • Tăng cường thức ăn cho chim, bổ sung thêm các loại vitamin có bán ở các tiệm chim cảnh, nhằm giúp cho chim đầy đủ dinh dưỡng để chống lại dịch bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, sát trùng lồng nuôi chim để diệt vi khuẩn, bọ ký sinh.
  • Tuyệt đối không mang chim đi dợt hoặc các tụ điểm chơi chim. Hạn chế mang chim ra khỏi nhà.
  • Virus phát triển mạnh trong thời tiết lạnh, nên những ngày thời tiết lạnh không đưa chim ra ngoài nếu đang có dịch cúm
  • Trong thời gian này không nên mua bán chim, hoặc mang chim về nhà. Vì nếu con mang về có bị bệnh thì sẽ lây qua cho các con khác, thậm chí còn lây cho bản thân mình.
  • Nếu nghi ngờ chim bị cúm thì cần phải cách ly và diệt để tránh gây bệnh cho các con khác.
  • Thường xuyên phơi nắng cho chim, vừa giúp chim hấp thụ vitamin D mà còn tiêu diệt được các loại vi khuẩn trên người.

Một số cách phòng bệnh này có lẻ anh em cũng đã được biết, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Và bệnh này thì thường gặp ở các loại gia cầm, chim chào mào cũng ít gặp hơn. Nhưng nếu nhà bạn có con gà bị cúm thì sao, chắc chắn không những chim chào mào bị, mà chính bạn cũng bị. Hi vọng bài viết sẽ giúp được anh em phần nào trong cách phòng bệnh cúm cho chào mào nói riêng và gia cầm nói chung.

Thành viên khác chia sẻ bài viết tương tự

Phòng và trị bệnh cúm cho chào mào hiệu quả

Đối với những anh em nghệ nhân chơi chào mào thì nghe nói đến bệnh cúm gia cầm thì tất cả đều phải lắc đầu ngao ngán đối với căn bệnh khó chịu này. Bệnh cúm ở gia cầm nói chung và chào mào nói riêng thì trong mấy năm gần đây lây lan với tốc độ rất nhanh, loại virus cúm H5N1 này đã lấy đi rất nhiều gà, vịt của bà con nông dân, đối với người chơi chào mào thì không ít anh em ngậm ngùi bất lực nhìn chú chim quý của mình chết thảm.

Trong nội dung bài viết này mình xin chia sẻ đến với tất cả các anh em nghệ nhân cách Phòng và trị bệnh cúm cho chào mào hiệu quả. Như anh em đã biết thì bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi typ A của virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae. Virus cúm tác động rộng rãi trên một quần thể người và động vật: các loại như, gà, vịt. ngan, chim thậm chí là cả người. Tốc độ lây lan của loại virus cúm này rất nhanh nên anh em phải cẩn thận nhé.

1: Triệu chứng của bệnh cúm đối với chim chào mào
Bản thân của mình cũng đã từng chứng kiến những chú chim chào mào bị bệnh cúm và nó có những triệu chứng như sau, anh em xem kỹ nếu chim mình thật sự có những triệu chứng như trên thì phải có những phương án điều trị cũng như cách ly kịp thời nhé.

  • Chim bị sốt lừ đừ
  • Chim bỏ ăn cụ rụ
  • Chim khó thở, phều phào
  • Chim thở bằng cách hả mỏ
  • Nước dịch trong mũi chim chảy ra
  • Chim đi phân màu vàng xanh, rất tanh
  • Chân chim tụ huyết thành mảng đỏ

Nói chung 1 con chim chào mào khi dính phải dịch cúm thì ngoài những triệu chứng trên ra thì rất dễ nhận biết, ví dụ như: Chim đậu cầu không nổi hoặc đang đậu trên cầu tự động rớt xuống bố lồng, chim không di chuyển sau khi rớt xuống bố lồng, mắt lim dim lừ đừ. Anh em nhìn là sẻ biết ngay. Và 1 điều đáng buồn là hiện nay chưa có bất kỳ 1 loại thuốc nào để chữa bệnh cúm chào mào cả. Cho nên phương pháp phòng ngừa luôn đặt lên hàng đầu.

2: Phòng bệnh cúm cho chim trước khi xảy ra dịch
Có rất nhiều anh em đã hỏi rằng lằm thế nào để biết mà phòng bệnh cho chim chào mào hiệu quả? Như anh em đã biết thì loại dịch cúm này phát triển và lây lan rất nhanh trong điều kiện thời tiết lạnh. Cho nên đối với những ngày tiết trời mùa đông anh em cần phải giữ ấm cho chim, cung cấp thật đầy đủ dưỡng chất cho chim nhằm giúp chim chống chọi lại với bệnh tật.

Nên dọn vệ sinh lồng nuôi chào mào, các cóng thức ăn, cóng nước, rọ cào cào thật sạch sẻ, tránh các loại rận, rệp, mọt ký sinh. Theo cá nhân của mình thì cách phòng bệnh cho chim chào mào trước khi xảy ra dịch là rất khó. Chỉ duy nhất là các bạn phải nuôi chim thật khỏe, thật sung sức, chỉ có như vậy cơ thể nó mới đủ sức để chống lại dịch cúm được.

3: Phòng bệnh cúm cho chào mào khi trong vùng khi xảy ra dịch

  • Không nên mang chim ra khỏi nhà và đem chim chào mào chơi trường bất kỳ.
  • Không mua bất kỳ 1 con chim mới nào gia nhập vào đội hình chim nhà.
  • Nếu chim có dấu hiệu bị bệnh phải cách ly để khỏi lây sang các con khác.
  • Bổ sung hoa quả trái cây cho chào mào cũng như các loại vitamin khoáng chất cho chim đầy đủ
  • Vệ sinh lồng cóng sạch sẻ, sát trùng lông nuoi để tiêu diệt bọ ký sinh
  • Hạn chế tắm cho chim trong thời gian dịch, nếu tắm thì nên chọn thời gian ấm nhất trong ngày

Các bạn nào trong vùng nhiễm bệnh thì ngoài những cái mình nếu trên thì có thể chạy ra tiệm thú y gần nhất nhờ người ta tư vấn thêm và có thể mua BIO-VITAMIN C 10% về cho chim uống để tăng cường sức đề kháng nhằm giúp chim chống chọi lại với dịch này. BIO-VITAMIN C 10% là dạng thuốc bột có thể hòa tan trong nước hoặc trộn vào trong thức ăn.

ông dụng của BIO-VITAMIN C 10%: Điều trị suy nhược cơ thể, chảy máu cam, hoại huyết, sốt cao, các bệnh nhiễm khuẩn. Nâng cao sức đề kháng trong các bệnh do virus, các trường hợp stress do vận chuyển, thay đổi thời tiết, ghép bầy, thay đổi thức ăn, ngộ độc hoặc bồi dưỡng sau khi khỏi bệnh.

4: Chữa bệnh cúm gia cầm theo phương pháp dân gian
Bài thuốc này được các hộ chăn nuôi gia sức gia cầm đã áp dụng và cho kết quả rất tuyệt vời và hiệu quả. Các hộ nông dân này chăn nuôi hàng trăm con gà, vịt và chính bản thân họ đã kiểm nghiệm thực tế và chia sẻ đến với tất cả mọi hộ chăn nuôi khác trên toàn quốc nên mình chia sẻ lại với những anh em nào chưa biết.

Cách thực hiện: Lấy 1 ít tỏi và gừng hơ nóng lên cho cháy xém phần vỏ bên ngoài. Cho vào cối giã nhuyễn và đồng thời cho một ít muối sóng vào. Sau khi giã ra xong thì lọc lấy nước cốt của 3 loại nguyên liệu trên. Sau đó dùng nước sôi để nguội và cho nước cốt của 3 loại kia vào. Các bạn trộn sao cho nước không quả hăng để chim dễ uống. Đối với những chú chim bệnh nặng hơn 1 xí thì các bạn chịu khó bắt ra và nhỏ trực tiếp vào cho chim. Cứ cho chim uống như vầy đến khi nào hết dịch thì thôi nhé các bạn.

Trên đây là những phương pháp phòng chống cũng như mẹo chữa bệnh dịch cúm đối với chim chào mào. Mình rất hoan nghênh nếu như bạn nào có những phương pháp chữa trị hiệu quả hơn nữa thì có thể comment bên dưới để mình bổ sung vào cho bài viết thêm đầy đủ và ý nghĩa hơn. Để giúp cho các anh em khác chưa biết có thể tham khảo và “lận lưng” nếu như có dịch cúm gia cầm xảy ra. Chúc tất cả các anh em nghệ nhân luôn sở hữu những con chim chào mào hay và khỏe mạnh.

Bạn thấy bài viết hữu ích thì đánh giá cho chaomao.info nhé